Giải SGK Công nghệ 11 (Kết nối tri thức) Bài 22: Xử lí chất thải chăn nuôi

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Công nghệ lớp 11 Bài 22: Xử lí chất thải chăn nuôi sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Công nghệ 11 Bài 22. Mời các bạn đón xem:

Giải Công nghệ 11 Bài 22: Xử lí chất thải chăn nuôi

Mở đầu trang 113 Công nghệ 11: Chất thải từ chăn nuôi gồm những loại nào? Chúng có ảnh hưởng như thế nào đến người, vật nuôi và môi trường? Cần phải làm gì để giảm ảnh hưởng xấu của chất thải chăn nuôi đến người, vật nuôi và môi trường?

Lời giải:

Chất thải từ chăn nuôi gồm:

+ Chất thải chăn nuôi:

+ Xác vật nuôi

- Ảnh hưởng của chúng tới người, vật nuôi và môi trường:

+ Chất thải chăn nuôi: gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước và môi trường không khí.

+ Xác vật nuôi: gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, đồng thời là nguồn lây lan, phát tán dịch bệnh.

- Để giảm ảnh hưởng xấu của chất thải chăn nuôi đến người, vật nuôi và môi trường cần xử lí chất thải đúng quy định.

I. Một số biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi

Khám phá trang 113 Công nghệ 11: Nêu vai trò của công nghệ khí sinh học trong xử lí chất thải chăn nuôi. Liên hệ với thực tiễn ở địa phương em

Lời giải:

* Vai trò của công nghệ khí sinh học trong xử lí chất thải chăn nuôi:

- Tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh cho con người và vật nuôi.

- Tạo chất đốt, chạy máy phát điện

- Tạo phân bón.

* Liên hệ với thực tiễn ở địa phương em

Địa phương em sử dụng khí sinh học làm chất đốt, chất thải ở hầm biogas làm phân bón cây, làm nước tưới.

Kết nối năng lực trang 114 Công nghệ 11: Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu thêm về biện pháp khí sinh học và hố sinh học trong xử lí chất thải chăn nuôi.

Lời giải:

Biện pháp khí sinh học và hố sinh học trong xử lí chất thải chăn nuôi:

Chất thải chăn nuôi được đưa về hầm, túi hoặc hố lên men để thực hiện quá trình lên men kị khí, giúp phân giải chất hữu cơ thành khí sinh học, tiêu diệt các sinh vật gây bệnh cho con người và vật nuôi.

Khám phá trang 114 Công nghệ 11: Phương pháp ủ thường được áp dụng để xử lí những loại chất thải chăn nuôi nào? Nêu lợi ích của việc xử lí chất thải chăn nuôi bằng phương pháp ủ?

Lời giải:

- Phương pháp ủ thường được áp dụng để xử lí những loại chất độn chuồng và phân của động vật.

- Lợi ích của việc xử lí chất thải chăn nuôi bằng phương pháp ủ: tạo phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng sử dụng trong trồng trọt. tiêu diệt mầm bệnh.

Kết nối năng lực trang 115 Công nghệ 11: Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu và giải thích tại sao phát triển chăn nuôi trâu, bò là một trong những nguyên nhân làm tăng lượng khí nhà kính?

Lời giải:

Phát triển chăn nuôi trâu, bò là một trong những nguyên nhân làm tăng lượng khí nhà kính vì Phát thải khí nhà kính từ chăn nuôi bao gồm 2 nguồn chính: Khí mê tan từ dạ cỏ của động vật nhai lại và khí CH4, N2O từ phân động vật. Với quy mô đàn gia súc 28 triệu con lợn, xấp xỉ 9 triệu con trâu, bò và hơn 520 triệu con gia cầm, hiện mỗi năm ngành chăn nuôi thải ra môi trường khoảng 73 triệu tấn thải rắn; 25-30 triệu khối chất thải lỏng…. Tuy nhiên chỉ khoảng 50% chất thải rắn và 20% chất thải lỏng trên được xử lý trước khi thải ra môi trường. 

II. Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường chăn nuôi

Khám phá trang 116 Công nghệ 11: Nêu vai trò của công nghệ sinh học trong xử lí chất thải và bảo vệ môi trường chăn nuôi.

Lời giải:

Vai trò của công nghệ sinh học trong xử lí chất thải và bảo vệ môi trường chăn nuôi:

- Giảm lượng chất thải ra từ vật nuôi nhờ công nghệ sinh học.

- Giảm mùi hôi thối, giảm ruồi muỗi

- Nâng cao hiệu quả và đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ trong chất thải, giảm chất thải ra môi trường, tiêu diệt mầm bệnh.

Kết nối năng lực trang 116 Công nghệ 11: Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu thêm về ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất thức ăn bổ sung nhằm bảo vệ môi trường chăn nuôi.

Lời giải:

Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất thức ăn bổ sung nhằm bảo vệ môi trường chăn nuôi:

- Sản suất chế phẩm vi sinh cho vật nuôi

- Công nghệ sinh học sản xuất các enzyme, amino acid

- Cân đối khẩu phần sử dụng thức ăn ủ chua; bổ sung lipid, acid hữu cơ cho vật nuôi nhai lại.

Luyện tập

Luyện tập trang 116 Công nghệ 11: Trình bày các biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi. Liên hệ với thực tiễn ở gia đình, địa phương em.

Lời giải:

- Các biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi:

+ Khí sinh học và hố sinh học

+ Ủ phân compost

+ Xử lí nhiệt

+ Lọc khí thải

Vận dụng

Vận dụng trang 116 Công nghệ 11: Đề xuất giải pháp phù hợp để xử lí chất thải chăn nuôi trong hệ thống chăn nuôi nông hộ nhỏ ở địa phương em.

Lời giải:

Đề xuất giải pháp phù hợp để xử lí chất thải chăn nuôi trong hệ thống chăn nuôi nông hộ nhỏ ở địa phương em:

+ Khí sinh học và hố sinh học

+ Ủ phân compost

Xem thêm lời giải bài tập SGK Công nghệ lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 19: Chăn nuôi công nghệ cao

Bài 20: Bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi

Ôn tập chương 5

Bài 21: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

Ôn tập chương 6

Câu hỏi liên quan

- Phương pháp ủ thường được áp dụng để xử lí những loại chất độn chuồng và phân của động vật.
Xem thêm
* Vai trò của công nghệ khí sinh học trong xử lí chất thải chăn nuôi:
Xem thêm
Phát triển chăn nuôi trâu, bò là một trong những nguyên nhân làm tăng lượng khí nhà kính vì Phát thải khí nhà kính từ chăn nuôi bao gồm 2 nguồn chính: Khí mê tan từ dạ cỏ của động vật nhai lại và khí CH4, N2O từ phân động vật.
Xem thêm
Chất thải chăn nuôi được đưa về hầm, túi hoặc hố lên men để thực hiện quá trình lên men kị khí, giúp phân giải chất hữu cơ thành khí sinh học, tiêu diệt các sinh vật gây bệnh cho con người và vật nuôi.
Xem thêm
Vai trò của công nghệ sinh học trong xử lí chất thải và bảo vệ môi trường chăn nuôi:
Xem thêm
- Chất thải từ chăn nuôi gồm:
Xem thêm
Đề xuất giải pháp phù hợp để xử lí chất thải chăn nuôi trong hệ thống chăn nuôi nông hộ nhỏ ở địa phương em:
Xem thêm
Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất thức ăn bổ sung nhằm bảo vệ môi trường chăn nuôi:
Xem thêm
Các biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi:
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Xử lí chất thải chăn nuôi
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!