Giải SGK Công nghệ 11 (Cánh diều) Bài 22: Hệ thống đánh lửa và hệ thống khởi động

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Công nghệ lớp 11 Bài 22: Hệ thống đánh lửa và hệ thống khởi động sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Công nghệ 11 Bài 22. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Công nghệ 11 Bài 22: Hệ thống đánh lửa và hệ thống khởi động

Khởi động trang 98 Công nghệ 11Kể tên các phương pháp khởi động động cơ đốt trong trong thực tế.

Lời giải:

Các phương pháp khởi động động cơ đốt trong trong thực tế:

- Khởi động bằng sức người

- Khởi động bằng động cơ điện

- Khởi động dùng động cơ xăng phụ

- Khởi động bằng khí nén

I. Hệ thống đánh lửa

Câu hỏi 1 trang 98 Công nghệ 11Bugi đánh lửa ở thời điểm nào của quá trình làm việc thì được coi là đúng thời điểm?

Lời giải:

Bugi đánh lửa vào cuối kì nén thì được coi là đúng thời điểm.

Câu hỏi 2 trang 98 Công nghệ 11Vì sao khi động cơ không nổ được, ta cần kiểm tra bugi?

Lời giải:

Động cơ không nổ được ta cần kiểm tra bugi vì không nổ tức không có quá trình cháy xảy ra. Do đó kiểm tra xem bugi có đánh lửa được hay không.

Câu hỏi trang 98 Công nghệ 11Quan sát hình 22.1 cho biết cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa thường.

Quan sát hình 22.1 cho biết cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa thường

Lời giải:

* Cấu tạo gồm các bộ phận chính: ắc quy, biến áp đánh lửa, bộ phận tạo xung, bộ chia điện, mạch sơ cấp, mạch cao áp, bugi.

* Nguyên lí:

- Khóa điện đóng, tiếp điểm KK’ đang ở trạng thái đóng, mạch sơ cấp có dòng điện từ cực dương ắc quy qua R1 đến W1 đến KK’ về cực âm ắc quy.

- Khi cam quay đến tách cặp tiếp điểm KK’ làm dòng điện về 0, từ thông qua W1 biến thiên nhanh, cảm ứng qua W2 tạo ra suất điện động cảm ứng có điện áp cao đến bộ chia điện, đến bugi đánh lửa theo thứ tự.

Câu hỏi 1 trang 99 Công nghệ 11Cho biết mối liên hệ giữa số vấu cam (7) với số xilanh động cơ

Lời giải:

Số vấu cam tương đương với số xilanh của động cơ.

Câu hỏi 2 trang 99 Công nghệ 11Cho biết thứ tự đánh lửa ở các bugi trên sơ đồ hình 22.1

Cho biết thứ tự đánh lửa ở các bugi trên sơ đồ hình 22.1

Lời giải:

Thứ tự đánh lửa của các bugi theo đúng thứ tự làm việc của các xilanh.

Câu hỏi 1 trang 99 Công nghệ 11Quan sát hình 22.2 và trình bày cấu tạo, nguyên lí của hệ thống đánh lửa điện tử.

Quan sát hình 22.2 và trình bày cấu tạo, nguyên lí của hệ thống đánh lửa điện tử

Lời giải:

* Cấu tạo chung gồm: ắc quy, biến áp đánh lửa, IC đánh lửa, bộ điều khiển trung tâm ECU; bugi

* Nguyên lí:

- Khóa điện đóng, tranzitor mở, dòng điện sơ cấp đi từ cực dương ắc quy đến cuộn W1 của biến áp đánh lửa rồi đến tranzitor của IC đánh lửa và về cực âm ắc quy.

- ECU nhận tín hiệu từ cảm biến, ra tín hiệu điều khiển đánh lửa đến IC đánh lửa làm tranzitor bị khóa. Lúc này, dòng điện trong mạch sơ cấp giảm đột ngột về không, làm từ thông trong W1 biến thiên nhanh, cảm ứng sang W2 tạo suất điện động cảm ứng có điện áp cao đến bugi thực hiện đánh lửa.

Câu hỏi 2 trang 99 Công nghệ 11Cho biết sự khác nhau của bộ phận tạo xung của hệ thống đánh lửa thường (hình 22.1) và đánh lửa điện tử (hình 22.2)

Lời giải:

Bộ phận tạo xung của hệ thống đánh lửa thường là cam, lò xo, tụ, tiếp điểm.

Bộ phận tạo cung của hệ thống đánh lửa điện tử là tranzitor, IC đánh lửa.

II. Hệ thống khởi động

Câu hỏi 1 trang 100 Công nghệ 11Nhiệm vụ của hệ thống khởi động là gì?

Lời giải:

Nhiệm vụ của hệ thống khởi động là dẫn động trục khuỷu động cơ quay đến số vòng quay nhất định để động cơ có thể tự làm việc.

Câu hỏi 2 trang 100 Công nghệ 11Vì sao lại phải dẫn động trục khuỷu quay để khởi động động cơ đốt trong?

Lời giải:

Dẫn động trục khuỷu quay để động cơ tự nổ máy được.

Câu hỏi trang 101 Công nghệ 11Quan sát hình 22.3, trình bày cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống khởi động điện.

Quan sát hình 22.3, trình bày cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống khởi động điện

Lời giải:

* Cấu tạo gồm các bộ phận chính: nguồn điện, rơ le, động cơ khởi động, càng gạt, cặp bánh răng và vành răng khởi động.

* Nguyên lí:

- Khi đĩa tiếp điểm chưa đóng, bánh răng khởi động chưa ăn khớp vành răng bánh đà.

- Khi khóa điện đóng, dòng điện từ (+) ắc quy hút lõi thép sang trái.

Một đầu lõi thép gắn đĩa tiếp điểm đóng tiếp điểm K cấp điện cho động cơ khởi động, một đầu lõi thép gắn với càng gạt đẩy trục bánh răng khởi động sang phải, ăn khớp với vành răng bánh đà.

- Khi K đóng, động cơ khởi động được cấp điện, trục roto quay, thông qua bánh răng khởi động và vành răng bánh đà làm quay trục khuỷu.

- Khi động cơ đã làm việc, ngắt khóa điện, dòng điện vào cuộn dây rơ le gài khớp mất đi, dưới tác dụng của lò xo, lõi thép được đẩy về vị trí ban đầu. Đĩa tiếp điểm tách K ngắt dòng điện cấp cho động cơ khởi động, cần gạt tách bánh răng khởi động khỏi vành răng bánh đà.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 101 Công nghệ 11Vì sao phải sử dụng biến áp đánh lửa mà không sử dụng dòng điện trực tiếp từ ắc quy để đánh lửa?

Lời giải:

Phải sử dụng biến áp đánh lửa mà không sử dụng dòng điện trực tiếp từ ắc quy để đánh lửa nhằm đảm bảo an toàn và tính ổn định.

Luyện tập 2 trang 101 Công nghệ 11Vai trò của rơ le trong hệ thống khởi động bằng động cơ điện ở sơ đồ hình 22.3 là gì?

Vai trò của rơ le trong hệ thống khởi động bằng động cơ điện ở sơ đồ hình 22.3 là gì?

Lời giải:

Tác dụng của rơ le: sinh ra lực từ hút lõi thép.

Vận dụng

Vận dụng trang 101 Công nghệ 11Tìm hiểu hệ thống khởi động ở xe máy

Lời giải:

Hệ thống khởi động ở xe máy là hệ thống khởi động bằng động cơ điện.

Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 20: Hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát

Bài 21: Hệ thống nhiên liệu

Ôn tập chủ đề 5 và chủ đề 6

Bài 23: Khái quát về ô tô

Bài 24: Hệ thống truyền lực

Câu hỏi liên quan

Nhiệm vụ của hệ thống khởi động là dẫn động trục khuỷu động cơ quay đến số vòng quay nhất định để động cơ có thể tự làm việc.
Xem thêm
Hệ thống khởi động ở xe máy là hệ thống khởi động bằng động cơ điện.
Xem thêm
Phải sử dụng biến áp đánh lửa mà không sử dụng dòng điện trực tiếp từ ắc quy để đánh lửa nhằm đảm bảo an toàn và tính ổn định.
Xem thêm
* Cấu tạo gồm các bộ phận chính: ắc quy, biến áp đánh lửa, bộ phận tạo xung, bộ chia điện, mạch sơ cấp, mạch cao áp, bugi.
Xem thêm
* Cấu tạo chung gồm: ắc quy, biến áp đánh lửa, IC đánh lửa, bộ điều khiển trung tâm ECU; bugi
Xem thêm
Dẫn động trục khuỷu quay để động cơ tự nổ máy được.
Xem thêm
Thứ tự đánh lửa của các bugi theo đúng thứ tự làm việc của các xilanh.
Xem thêm
Bugi đánh lửa vào cuối kì nén thì được coi là đúng thời điểm.
Xem thêm
Các phương pháp khởi động động cơ đốt trong trong thực tế:
Xem thêm
Bộ phận tạo xung của hệ thống đánh lửa thường là cam, lò xo, tụ, tiếp điểm.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Hệ thống đánh lửa và hệ thống khởi động
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!