Giải bài tập Công nghệ 11 Bài 20: Quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn Vietgap
Lời giải:
Các bước cơ bản của quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP:
- Bước 1: Chuẩn bị chuồng trại và thiết bị chăn nuôi.
- Bước 2: Chuẩn bị con giống
- Bước 3: Nuôi dưỡng và chăm sóc
- Bước 4: Quản lí dịch bệnh
- Bước 5: Quản lí chất thải và bảo vệ môi trường.
- Bước 6: Lưu trữ hồ sơ – kiểm tra nội bộ.
Lời giải:
Sự khác biệt giữa quy trình chăn nuôi VietGAP với quy trình chăn nuôi thông thường là:
Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP yêu cầu chặt chẽ về an toàn sinh học, kiểm soát dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Toàn bộ quy trình sẽ được kiểm tra giám sát nội bộ, các dữ liệu thông tin trong toàn bộ quá trình chăn nuôi được lưu trữ, kiểm tra và truy xuất nguồn gốc.
1. Chuẩn bị chuồng trại và thiết bị chăn nuôi
1.1. Lựa chọn địa điểm
Lời giải:
Trong quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, chuồng trại và thiết bị chăn nuôi được chuẩn bị như sau:
- Xây dựng khu chăn nuôi:
+ Có tường hoặc hàng rào bao quanh, cổng ra vào có hố khử trùng.
+ Bố trí riêng biệt các khu.
- Xây dựng chuồng nuôi:
+ Hệ thống thông gió và chiếu sáng phù hợp.
+ Sàn và lối đi được làm bằng vật liệu an toàn, không trơn trượt.
+ Hệ thống tường, mái, rèm che đảm bảo không bị dột, thấm, không bị mưa hắt, gió lùa và dễ làm vệ sinh.
+ Xây dựng hệ thống cung cấp thức ăn và nước uống đảm bảo vật nuôi dễ tiếp cận.
+ Dụng cụ, thiết bị phải dùng riêng cho từng khu chăn nuôi, đảm bảo an toàn và dễ vệ sinh, khử trùng.
1.2. Chuồng trại và thiết bị chăn nuôi
Lời giải:
Địa điểm xây dựng trang trại:
- Yên tĩnh, xa khu dân cư, trường học, bệnh viện, nơi tụ tập đông người, … và không gây ô nhiễm khu dân cư.
- Giao thông thuận tiện cho chuyên chở trang thiết bị nguyên liệu, vật nuôi.
- Vị trí cao ráo, thoát nước tốt và có đủ nguồn nước sạch cho vật nuôi.
Lời giải:
Thiết kế sàn và lối đi trong chuồng trại bằng vật liệu không trơn trượt giúp hạn chế tai nạn lao động trong quá trình vận động của vật nuôi và đi lại của con người.
2. Chuẩn bị con giống
Lời giải:
Lựa chọn và quản lí giống vật nuôi:
- Con giống phù hợp với mục đích chăn nuôi, có nguồn gốc rõ ràng, có các đặc tính di truyền tốt và khỏe mạnh.
- Nhập con giống cần tuân thủ quy định: giấy kiểm định, có công bố tiêu chuẩn chất lượng kèm theo, có quy trình chăn nuôi cho từng giống.
- Giống mới cần nuôi cách li theo quy định thú y.
- Giống vật nuôi được đánh dấu để quản lí.
- Áp dụng phương thức quản lí “cùng vào – cùng ra”.
Câu hỏi 2 trang 113 Công nghệ 11: Vì sao giống mới mua về cần nuôi cách li trước khi nhập chuồng?
Lời giải:
Giống mới mua về cần nuôi cách li trước khi nhập chuồng để đảm bảo giống mới không mang mầm bệnh và thích nghi tốt trước khi nhập chuồng.
3. Nuôi dưỡng và chăm sóc
3.1. Nuôi dưỡng
Lời giải:
- Nuôi dưỡng:
+ Khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng theo tiêu chuẩn.
+ Thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, sạch, an toàn, không chứa độc tố nấm mốc, vi sinh vật có hại, kháng sinh và chất cấm.
+ Nước uống cung cấp đầy đủ và đạt tiêu chuẩn vệ sinh.
- Chăm sóc:
+ Chăm sóc theo quy định.
+ Vệ sinh chuồng trại, thiết bị, dụng cụ chăn nuôi và phương tiện vận chuyển.
+ Định kì phun thuốc khử trùng, phát quang bụi rậm.
3.2. Chăm sóc
Lời giải:
Ở địa phương em, các cơ sở chăn nuôi thực hiện tốt quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.
4. Quản lí dịch bệnh
Lời giải:
Quản lí dịch bệnh được thực hiện như sau:
- Có quy trình phòng bệnh phù hợp với từng đối tượng nuôi, có đầy đủ trang thiết bị và quy trình vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, và bác sĩ thú y.
- Xây dụng kế hoạch kiểm soát động vật, loài gặm nhấm và côn trùng gây hại.
- Vận chuyển vật nuôi bằng phương tiện phù hợp, an toàn, đúng cách.
5. Quản lí chất thải và bảo vệ môi trường
Lời giải:
Phải có quy trình thu gom, xử lí chất thải chăn nuôi cho từng đối tường vật nuôi vì mỗi loại vật nuôi sẽ có chất thải khác nhau. Ví dụ chất thải rắn, chất thải lỏng được xử lí khác nhau.
Lời giải:
Các mô hình chăn nuôi ở địa phương em đáp ứng được yêu cầu về quản lí chất thải và bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn VietGAP.
6. Lưu trữ hồ sơ và kiểm tra nội bộ
6.1. Hồ sơ lưu trữ
Bảng 20.1. Ghi chép nhập nguyên liệu, thức ăn
Ngày, tháng |
Tên người nhập |
Tên hàng |
Số lượng (kg) |
Cơ sở sản xuất |
Ngày sản xuất |
Hạn sử dụng |
Đánh giá cảm quan |
Bảng 20.2. Ghi chép theo dõi nhập con giống
Ngày, tháng |
Số lượng (con) |
Giống lợn |
Cơ sở sản xuất giống |
Mã số (nếu có) |
Nơi kiểm dịch |
Tình trạng sức khỏe |
Theo dõi cách li |
Bảng 20.3. Ghi chép tiêm phòng vaccine cho vật nuôi
Ngày tiêm |
Ô chuồng |
Số tai |
Khối lượng (kg) |
Loại vaccine |
Liều lượng |
Người tiêm |
Theo dõi sau tiêm |
Lời giải:
Bảng 20.1 - 20.3 được sử dụng để ghi chép, theo dõi lưu trữ thông tin cho bước lưu trữ hồ sơ trong quy trình chăn nuôi VietGAP
6.2. Kiểm tra nội bộ
Lời giải:
- Nội dung các công việc cần kiểm tra nội bộ của trang trại chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP:
+ Đánh giá hồ sơ lưu trữ.
+ Đánh giá hoạt động thực tế của trang trại.
- Mục đích của việc kiểm tra nội bộ là phát hiện những vấn đề tồn tại để cải tiến và nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 18: Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc một số loại vật nuôi
Bài 19: Một số mô hình chăn nuôi công nghệ cao
Bài 21: Ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi