Giải SGK Công nghệ 10 (Cánh diều) Ôn tập chủ đề 7: Trồng trọt công nghệ cao

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Công nghệ lớp 10 Ôn tập chủ đề 7: Trồng trọt công nghệ cao Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Công nghệ 10 Ôn tập chủ đề 7. Mời các bạn đón xem:

Giải Công nghệ 10 Ôn tập chủ đề 7: Trồng trọt công nghệ cao

Câu hỏi trang 118 Công nghệ 10: Em hãy hoàn thành sơ đồ theo mẫu dưới đây.

Giải Công nghệ 10 Ôn tập chủ đề 7: Trồng trọt công nghệ cao - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

(1) Trình độ kĩ thuật

(2) Năng suất, chất lượng sản phẩm

(3) Cơ giới hóa

(4) Tự động hóa

(5) Công nghệ thông tin

(6) Hiệu quả kinh tế

(7) Đầu tư

(8) trồng trọt ứng dụng công nghệ được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại (cơ giới hóa, tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,..) vào sản xuất để đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế vượt trội và phát triển bền vững.

(9) trồng rau ăn quả trên giá thể tưới giọt

(10) trồng cà rốt ứng dụng công nghệ cơ giới hóa và tự động hóa

(11) biện pháp canh tác trong dung dịch dinh dưỡng hoặc trên giá thể không có nguồn gốc đất tự nhiên

(12) dung dịch dinh dưỡng

(13) thủy canh màng mỏng dinh dưỡng

(14) thủy canh thủy triều

(15) thủy canh tĩnh

(16) hệ thống khí canh

Luyện tập và vận dụng (trang 118, 119)

Câu hỏi 1 trang 118 Công nghệ 10: Trồng trọt công nghệ cao có những đặc trưng nào sau đây?

A. Giảm nhân công lao động thủ công

B. Nhân công có trình độ kĩ thuật cao

C. Năng suất và chất lượng tương đương canh tác truyền thống

D. Tất cả các khâu đều phải cơ giới hoá

E. Áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, cơ giới hoá, tự động hoá,…

G. Hiệu quả đầu tư cao.

H. Mức đầu tự thấp.

Trả lời:

Trồng trọt công nghệ cao có những đặc trưng:

A. Giảm nhân công lao động thủ công

B. Nhân công có trình độ kĩ thuật cao

E. Áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, cơ giới hoá, tự động hoả,...

G. Hiệu quả đầu tư cao

Câu hỏi 2 trang 119 Công nghệ 10: Tìm hiểu về một số ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt ở đại phương em theo mẫu Bảng 1.

Giải Công nghệ 10 Ôn tập chủ đề 7: Trồng trọt công nghệ cao - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Loại cây trồng

Công nghệ áp dụng

Ưu điểm

Nhược điểm

Lúa

Cơ giới hóa khâu thu hoạch

Nhanh, giảm thất thoát, giảm công lao động

Khó áp dụng được ở ruộng diện tích nhỏ và vùng núi

Rau xà lách

Trồng thủy canh

Tận dụng không gian tốt, tiết kiệm nước, kiểm soát khí hậu, tốc độ tăng trưởng tốt; không có cỏ dại

Đòi hỏi chi phí cao; đòi hỏi thời gian, kiến thức và sự tâm huyết; rủi ro về điện nước.

Dưa chuột

Trồng trên giá thể tưới nhỏ giọt

Tiết kiệm nước, phân bón, chi phí nhân công, thuốc trừ cỏ; duy trì độ ẩm cho đất; giảm bệnh hại cho cây trồng

Đòi hỏi chuyên môn cao, dễ tắc nghẽn

Câu hỏi 3 trang 119 Công nghệ 10: Trồng cây không dùng đất có ưu điểm gì?

Trả lời:

Trồng cây không dùng đất có ưu điểm:

- Dễ tăng mật độ trống.

- Giảm sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh vả cỏ,

- Kiểm soát được môi trường rễ, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, nồng độ khí, giúp cây sinh trưởng tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt và an toàn với con người, thân thiện với môi trưởng.

- Có thể tái sử dụng nguồn nước và dinh dưỡng, giảm các chi phí (làm đất, trống, khử trùng đất, tưới nước, công lao động,... )

- Tận dụng được diện tích ở nhà phố (ban công, sân thượng....) để trồng cây.

- Vùng đất nghèo dinh dưỡng, đất xấu nhưng khí hậu thuận lợi có thể ứng dụng công nghệ trong cây không dùng đất để tăng hiệu quả kinh tế.

Câu hỏi 4 trang 119 Công nghệ 10: Loại giá thể nào không sử dụng trong trồng cây không dùng đất.

A. Xơ dừa

B. Mút xốp

C. Bọt đã núi lửa

D. Đất vườn

E. Túi nylon

G. Cát

Trả lời:

Loại giá thể không sử dụng trong trồng cây không dùng đất:

D. Đất vườn

Câu hỏi 5 trang 119 Công nghệ 10: Loại phân bón nào dưới đây thường được sử dụng trong trồng cây thuỷ canh? ( có thể chọn nhiều phương an)

A. K2SO4 ( Potassium sulfate)

B. (NH2)2CO (Urea)

C. Ca(H2PO4)2.2CaSO(Super phosphate đơn)

D. CA(NO3)2 ( Calcium nitrate)

Trả lời:

Loại phân bón nào dưới đây thường được sử dụng trong trồng cây thuỷ canh? (Có thể chọn nhiều phương án)

A. K2SO4 (Potassium sulfate)

D. Ca(NO3)2 (Calcium nitrate)

Câu hỏi 6 trang 119 Công nghệ 10Hãy chỉ ra điểm khác nhau của hệ thống thuỷ canh và khí canh

Trả lời:

Điểm khác nhau của hệ thống thủy canh và khí canh:

- Hệ thống khí canh:

+ thời gian thu hoạch khá ngắn;

+ cây mắc phải bệnh sẽ lây lan rất nhanh.

+ đối tượng cây trồng áp dụng: rau ăn lá và nhân nhanh vô tính giống cây sạch bệnh.

+ bộ rễ cây lơ lửng trong không khí

- Hệ thống thủy canh:

+ thời gian thu hoạch lâu hơn;

+ hạn chế lây lan dịch bệnh hơn

+ đối tượng cây trồng áp dụng: các loại rau quả ngắn ngày, khó áp dụng với cây lương thực, cây ăn quả.

+ cây trồng được nhúng trực tiếp trong dung dịch dinh dưỡng

Câu hỏi 7 trang 119 Công nghệ 10:Hãy lựa chọn loại cây trồng thích hợp bằng công nghệ thuỷ canh màng mỏng dinh dưỡng hoặc giá thể tưới nhỏ giọt ( Có thể chọn nhiều phương án)

A. Dưa lưới

B. Mít

C. Cà chua

D. Rau muống

E. Cam

G. Hoa đồng tiền

Trả lời:

Loại cây trồng thích hợp trồng bằng công nghệ thuỷ canh màng mỏng dinh dưỡng hoặc giả thể tưới nhỏ giọt:

C. Cà chua

D. Rau muống

G. Hoa đồng tiền

Xem thêm lời giải bài tập sgk Công nghệ 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 20: Giới thiệu về trồng trọt công nghệ cao

Bài 21: Công nghệ trồng cây không dùng đất

Bài 22: Những vấn đề chung về bảo vệ môi trường trong trồng trọt

Bài 23: Công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt

Ôn tập chủ đề 8: Bảo vệ môi trường trong trồng trọt

Câu hỏi liên quan

Loại phân bón nào dưới đây thường được sử dụng trong trồng cây thuỷ canh? (Có thể chọn nhiều phương án) A. K2SO4 (Potassium sulfate) D. Ca(NO3)2 (Calcium nitrate)
Xem thêm
Xem câu trả lời chi tiết
Xem thêm
Điểm khác nhau của hệ thống thủy canh và khí canh: - Hệ thống khí canh: + thời gian thu hoạch khá ngắn; + cây mắc phải bệnh sẽ lây lan rất nhanh. + đối tượng cây trồng áp dụng: rau ăn lá và nhân nhanh vô tính giống cây sạch bệnh. + bộ rễ cây lơ lửng trong không khí - Hệ thống thủy canh: + thời gian thu hoạch lâu hơn; + hạn chế lây lan dịch bệnh hơn + đối tượng cây trồng áp dụng: các loại rau quả ngắn ngày, khó áp dụng với cây lương thực, cây ăn quả. + cây trồng được nhúng trực tiếp trong dung dịch dinh dưỡng
Xem thêm
Loại giá thể không sử dụng trong trồng cây không dùng đất: D. Đất vườn
Xem thêm
Trồng trọt công nghệ cao có những đặc trưng: A. Giảm nhân công lao động thủ công B. Nhân công có trình độ kĩ thuật cao E. Áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, cơ giới hoá, tự động hoả,... G. Hiệu quả đầu tư cao
Xem thêm
Trồng cây không dùng đất có ưu điểm: - Dễ tăng mật độ trống. - Giảm sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh vả cỏ, - Kiểm soát được môi trường rễ, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, nồng độ khí, giúp cây sinh trưởng tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt và an toàn với con người, thân thiện với môi trưởng. - Có thể tái sử dụng nguồn nước và dinh dưỡng, giảm các chi phí (làm đất, trống, khử trùng đất, tưới nước, công lao động,... ) - Tận dụng được diện tích ở nhà phố (ban công, sân thượng....) để trồng cây. - Vùng đất nghèo dinh dưỡng, đất xấu nhưng khí hậu thuận lợi có thể ứng dụng công nghệ trong cây không dùng đất để tăng hiệu quả kinh tế.
Xem thêm
Loại cây trồng thích hợp trồng bằng công nghệ thuỷ canh màng mỏng dinh dưỡng hoặc giả thể tưới nhỏ giọt: C. Cà chua D. Rau muống G. Hoa đồng tiền
Xem thêm
(1) Trình độ kĩ thuật (2) Năng suất, chất lượng sản phẩm (3) Cơ giới hóa (4) Tự động hóa (5) Công nghệ thông tin (6) Hiệu quả kinh tế (7) Đầu tư (8) trồng trọt ứng dụng công nghệ được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại (cơ giới hóa, tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,..) vào sản xuất để đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế vượt trội và phát triển bền vững. (9) trồng rau ăn quả trên giá thể tưới giọt (10) trồng cà rốt ứng dụng công nghệ cơ giới hóa và tự động hóa (11) biện pháp canh tác trong dung dịch dinh dưỡng hoặc trên giá thể không có nguồn gốc đất tự nhiên (12) dung dịch dinh dưỡng (13) thủy canh màng mỏng dinh dưỡng (14) thủy canh thủy triều (15) thủy canh tĩnh (16) hệ thống khí canh
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Trồng trọt công nghệ cao
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!