Giải Công nghệ 10 Bài 22: Một số nghề nghiệp liên quan tới thiết kế
Khởi động trang 108 Công nghệ 10:Những nghề nào sau đây liên quan đến thiết kế kĩ thuật
- Cơ khí
- Điện – điện tử
- Xây dựng
- Kĩ thuật thông tin
- Thuỷ hải sản
- Kĩ thuật vật liệu
- Marketing
- Bán hàng
- Chăm sóc sức khoẻ
- Nhạc công
- Ca sĩ, diễn viên
- Trồng trọt
Trả lời:
Những nghề liên quan đến thiết kế kĩ thuật:
- Cơ khí
- Điện – điện tử
- Xây dựng
- Kĩ thuật thông tin
- Kĩ thuật vật liệu
I. Nghề nghiệp liên quan tới thiết kế
II. Đặc điểm, tính chất của một số nghề nghiệp liên quan tới thiết kế
1. Trong lĩnh vực cơ khí
Câu hỏi trang 109 Công nghệ 10: Thiết kế cơ khí có những đặc điểm, tính chất gì?
Trả lời:
Thiết kế cơ khí có những đặc điểm, tính chất:
- Thiết kế được các máy móc, thiết bị phục vụ cho đời sống và sản xuất.
- Ứng dụng các kiến thức chuyên môn về cơ khí.
- Sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho thiết kế trong lĩnh vực cơ khí.
- Tính kế thừa và sáng tạo, để có thể tạo ra các sản phẩm mới, chất lượng hơn.
- Tính chính xác cao, các sản phẩm cơ khi, máy CNC, robot công nghiệp đòi hỏi có độ chính xác cao.
- Tính an toàn các máy móc, thiết bị, công trình và hệ thống kĩ thuật được thiết kế phải đảm bảo bền, an toàn cho con người và môi trường.
- Tính phổ biến và tiêu chuẩn hoá ứng dụng trong thiết kế các sản phẩm có tính phổ biến và tiêu chuẩn hoá đễ giảm chi phi sản xuất
- Khả năng cập nhật làm việc độc lập, làm việc nhóm.
2. Trong lĩnh vực xây dựng
Trả lời:
Đặc điểm, tính chất của nghề nghiệp liên quan đến thiết kế trong lĩnh vực xây dựng:
- Thiết kế các công trình xây dựng như nhà, xưởng, cầu, cống, sân bay, bến cảng phục vụ cho đời sống và sản xuất.
- Ứng dụng các kiến thức chuyên môn về xây dựng để thiết kế ra các công trình đảm bảo bền vững, đẹp,...
- Sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho thiết kế trong lĩnh vực xây dựng.
- Tuân thủ các tiêu chuẩn, các quy phạm xây dựng, tỉ lệ giữa các kích thước không gian
- Hiểu biết về môi trường, phong thuỷ: Thiết kế phải đảm bảo giữ gìn được môi trường thiên nhiên. Sử dụng các vật liệu không gây tác hại đến môi trường. Chọn hướng công trình phù hợp để tạo không gian thoảng mát, tiết kiệm năng lượng.
3. Trong lĩnh vực điện – điện tử
Câu hỏi trang 110 Công nghệ 10: Nêu đặc điểm, tính chất của nghề thiết kế điện – điện tử?
Trả lời:
Đặc điểm, tính chất của nghề thiết kế điện - điện tử:
- Ứng dụng các kiến thức chuyên môn về điện - điện tử thiết kế các hệ thống điện - điện tử đảm bảo an toàn, có độ tin cậy cao, không gây nguy hiểm cho người và môi trường.
- Sử dụng các phần mềm hỗ trợ thiết kế trong lĩnh vực điện - điện tử
- Có tính thừa kế và sáng tạo
- Có khả năng làm việc độc lập và lam việc nhóm.
- Có khả năng cập nhật kiến thức chuyên môn.
4. Trong lĩnh vực cơ điện tử
Câu hỏi trang 111 Công nghệ 10: Thiết kế trong lĩnh vực cơ điện tử có những đặc điểm, tính chất gì?
Trả lời:
Thiết kế trong lĩnh vực cơ điện tử có những đặc điểm, tính chất:
- Thiết kế các sản phẩm công nghệ cao, các thiết bị, hệ thống tự động hóa, thông minh phục vụ cho việc tự động hóa các hệ thống sản xuất, các hệ thống kĩ thuật và các lĩnh vực dịch vụ.
- Ứng dụng các kiến thức chuyên môn về cơ khí, điện - điện tử, điều khiển, công nghệ thông tin thiết các sản phẩm an toàn, nhanh, chính xác.
- Sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho thiết kế trong lĩnh vực cơ điện tử.
- Tính kế thừa và sáng tạo, để có thể tạo ra các sản phẩm mới, chất lượng hơn.
- Tính chính xác cao các sản phẩm công nghệ cao như các hệ thống vì cơ điện tử MEMS (Micro Electro Mechatronic Systems), NEMS (Nano Electro Mechatronics Systems), các máy CNC, các robot công nghiệp, các robot tự hành, ..
- Tính phổ biến và tiêu chuẩn hoá: ứng dụng trong thiết kế các sản phẩm có tính phổ biển và tiêu chuẩn hoả để giảm chi phi sản xuất.
- Tính cập nhật và khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm.
Trả lời:
- Bản thân em sẽ lựa chọn ngành nghề lĩnh vực cơ điện tử.
- Giải thích:
+ Sử dụng phần mềm hỗ trợ cho thiết kế.
+ Nhờ tính kế thừa và sáng tạo, có thể tạo ra sản phẩm mới, chất lượng
+ Ứng dụng sản phẩm có tính phổ biến và tiêu chuẩn hóa để giảm chi phí trong sản xuất
+ Tính cập nhật và khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm giúp bản thân trở lên năng động hơn.
Trả lời:
- Nhà thiết kế đồ họa: tạo ra các mẫu thiết kế, hình minh hoạ sản phẩm, bản sắc thương hiệu và trang web bằng cách sử dụng phần mềm máy tính; kết hợp kỹ năng kỹ thuật với khả năng nghệ thuật để tạo ra một thiết kế. Các nhà thiết kế đồ họa có thể làm việc độc lập hoặc trong những công ty truyền thông, phương tiện.
- Nhiếp ảnh gia: sử dụng sáng tạo và kỹ năng sáng tác cùng với chuyên môn kỹ thuật của họ để chụp ảnh nhằm kể một câu chuyện hoặc cung cấp tư liệu cho một sự kiện. Ngày nay, đa phần nhiếp ảnh gia làm việc với máy ảnh số và phần mềm biên tập để chụp lại các đối tượng với các hình ảnh chất lượng thương mại. Một số đi đến một địa điểm để quay một sự kiện hoặc cảnh quan, trong khi một số khác có phòng thu riêng cho chân dung, công việc thương mại hoặc nghệ thuật.
- Nhà thiết kế nội thất: làm việc với không gian nội thất để nâng cao tính an toàn, tính năng và tính thẩm mỹ của nhà cửa, kiến trúc; chọn màu sắc, đồ đạc, sàn, ánh sáng và tất cả các yếu tố khác trong căn phòng hoặc tòa nhà. Các nhà thiết kế nội thất cũng phác hoạ ý tưởng của họ hoặc sử dụng phần mềm thiết kế để truyền đạt kế hoạch của họ với các kiến trúc sư, kỹ sư kết cấu và nhà xây dựng, những người mang thiết kế của họ đến cuộc sống.
Xem thêm lời giải bài tập sgk Công nghệ 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Ôn tập chủ đề 4: Vẽ kĩ thuật ứng dụng
Bài 19: Vai trò, ý nghĩa và các nguyên tắc của hoạt động thiết kế kĩ thuật
Bài 20: Quy trình thiết kế kĩ thuật
Bài 21: Các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình thiết kế kĩ thuật