Giải SBT Sinh học 11 Bài 9: Hô hấp ở động vật
Bài 9.1 trang 30 SBT Sinh học 11: Quá trình hô hấp ở người và thú gồm bao nhiêu giai đoạn?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Quá trình hô hấp ở người và thú gồm 5 giai đoạn: thông khí, trao đổi khí ở cơ quan trao đổi khí, vận chuyển khí O2 và CO2, trao đổi khí ở tế bào, hô hấp tế bào.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Ở động vật, dựa vào đặc điểm bề mặt trao đổi khí, có thể phân chia thành 4 hình thức trao đổi khí chủ yếu: trao đổi khí qua bề mặt cơ thể, trao đổi khí qua hệ thống ống khí, trao đổi khí qua mang, trao đổi khí qua phổi.
(1) Qua mang.
(2) Qua da.
(3) Qua phổi.
(4) Qua ống khí.
(5) Qua màng tế bào.
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Các loài động vật sống ở môi trường nước có thể trao đổi khí thông qua mang, qua da hoặc qua phổi.
A. quá trình thông khí ở phổi.
B. sự co dãn của các cơ hô hấp.
C. sự thay đổi của áp suất trong lồng ngực.
D. sự chênh lệch phân áp O2 và CO2.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Trong hoạt động hô hấp ở người, sự thay đổi của thể tích lồng ngực là nhờ sự co dãn của các cơ hô hấp. Khi hít vào các cơ hô hấp co lại, thể tích lồng ngực tăng lên, phổi dãn rộng ra, áp suất không khí trong phổi giảm thấp hơn áp suất không khí bên ngoài, không khí đi từ ngoài vào.
Bài 9.5 trang 30 SBT Sinh học 11: Hệ hô hấp ở chim có bao nhiêu túi khí?
A. 9.
B. 7.
C. 8.
D. 6.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Ở chim, hệ thống hô hấp gồm phổi và 9 túi khí thông với phổi: 4 túi khí sau (2 túi khí bụng và 2 túi khí ngực sau) và 5 túi khí trước (2 túi khí ngực trước, 2 túi khí cổ và 1 túi khí gian đòn).
Bài 9.6 trang 30 SBT Sinh học 11: Trong các bệnh sau đây, có bao nhiêu bệnh về đường hô hấp?
(1) Viêm phổi.
(2) Viêm phế quản.
(3) Viêm loét dạ dày.
(4) Lao phổi.
(5) Hen suyễn.
(6) Thiếu máu.
(7) Nhược cơ.
(8) Cảm cúm.
A. 6.
B. 5.
C. 8.
D. 9.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Các bệnh về đường hô hấp gồm: (1), (2), (4), (5), (8).
(3) Sai. Viêm loét dạ dày là bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá.
(6) Sai. Thiếu máu là bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn.
(7) Sai. Nhược cơ là bệnh liên quan đến hệ vận động.
(1) Tốc độ khuếch tán khí O2 và CO2 qua bề mặt trao đổi khí tỉ lệ thuận với độ dày của bề mặt trao đổi khí.
(2) Ở côn trùng, khí O2 từ ống khí được vận chuyển đến các tế bào cơ thể nhờ các phân tử hemoglobin trong máu.
(3) Hiệu suất quá trình trao đổi khí ở lưỡng cư, bò sát, thú thấp hơn so với ở chim.
(4) Ở người, quá trình thông khí ở phổi có sự tham gia của cơ hoành.
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Các phát biểu đúng là: (3), (4).
(1) Sai. Tốc độ khuếch tán khí O2 và CO2 qua bề mặt trao đổi khí tỉ lệ nghịch với độ dày của bề mặt trao đổi khí.
(2) Sai. Ở côn trùng, khí O2 từ ống khí được vận chuyển đến các tế bào cơ thể nhờ hệ thống ống khí phân nhánh đến từng tế bào của cơ thể.
(1) Khi hít vào và thở ra đều có không khí giàu O2 đi qua phổi.
(2) Sau khi thở ra, trong phổi không có khí cặn.
(3) Hoạt động hô hấp ở chim là hô hấp kép nhờ hệ thống ống khí và túi khí.
(4) Chim có đời sống bay lượn trên cao nên sử dụng được không khí sạch, giàu O2 hơn.
(5) Dòng khí đi ngược chiều với dòng máu trong các mao mạch.
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Lời giải:
Trong các nguyên nhân trên, các nguyên nhân giúp hoạt động hô hấp ở chim đạt hiệu quả cao nhất trong các động vật có xương sống trên cạn là:
(1) Khi hít vào và thở ra đều có không khí giàu O2 đi qua phổi.
(2) Sau khi thở ra, trong phổi không có khí cặn.
(3) Hoạt động hô hấp ở chim là hô hấp kép nhờ hệ thống ống khí và túi khí.
(5) Dòng khí đi ngược chiều với dòng máu trong các mao mạch.
(1) Tất cả các loài động vật sống trên cạn đều có hình thức hô hấp bằng phổi.
(2) Hô hấp là quá trình cơ thể lấy O2 từ môi trường ngoài để oxi hoá các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài môi trường.
(3) Khi lên cạn, cá sẽ ngừng hô hấp do các khe mang bị khô, các phiến mang dính lại với nhau làm giảm diện tích bề mặt trao đổi khí.
(4) Phổi của tất cả các loài chim đều có hệ thống phế nang phát triển, do đó, thích nghi với đời sống bay lượn.
(5) Tất cả các loài cá đều hô hấp bằng mang.
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Các phát biểu đúng là: (2), (3).
(1) Sai. Không phải tất cả các loài động vật sống trên cạn đều có hình thức hô hấp bằng phổi. Ngoài hô hấp bằng phổi, động vật trên cạn có thể hô hấp qua bề mặt trao đổi khí hoặc trao đổi khí qua hệ thống ống khí.
(4) Sai. Phổi của chim không có phế nang.
(5) Sai. Không phải tất cả các loài cá đều hô hấp bằng mang.
(1) Ở lưỡng cư, quá trình hô hấp bằng phổi là chủ yếu.
(2) Hoạt động hô hấp ở cá xương nhờ sự nâng, hạ xương nắp mang phối hợp với sự đóng, mở khoang miệng.
(3) Chim có hệ thống 8 túi khí hỗ trợ cho quá trình thông khí ở phổi diễn ra hiệu quả.
(4) Ở người, khi hít vào, phổi dãn rộng, áp suất không khí trong phổi cao hơn áp suất không khí bên ngoài.
(5) Thông khí ở phổi chim là nhờ hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang thân và thể tích các túi khí.
(6) Ở côn trùng, sự thông khí được thực hiện nhờ sự co dãn của hệ thống ống khí.
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Các phát biểu đúng là: (2), (5).
(1) Sai. Ở lưỡng cư, quá trình hô hấp bằng da là chủ yếu.
(3) Sai. Chim có hệ thống 9 túi khí hỗ trợ cho quá trình thông khí ở phổi diễn ra hiệu quả.
(4) Sai. Ở người, khi hít vào, phổi dãn rộng, áp suất không khí trong phổi thấp hơn áp suất không khí bên ngoài giúp không khí bên ngoài tràn vào phổi.
(6) Sai. Ở côn trùng, sự thông khí được thực hiện nhờ sự co dãn của phần bụng.
Mang |
Hệ thống ống khí |
Da |
Phổi |
? |
? |
? |
? |
Lời giải:
Mang |
Hệ thống ống khí |
Da |
Phổi |
Cá mập, cá chép, đỉa |
Châu chấu, gián |
Giun đất, ếch |
Khỉ, voi, cá sấu, ếch, cá heo |
Lời giải:
- Các tác nhân gây bệnh đường hô hấp gồm: khói thuốc lá, các loại oxide, các hợp chất fluor, các chất tổng hợp, các chất lơ lửng, các loại bụi, khí quang hoá, chất thải phóng xạ, nhiệt và tiếng ồn, các vi sinh vật gây bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp.
- Một số biện pháp để bảo vệ sức khoẻ hệ hô hấp ở người:
+ Phòng tránh các tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể thông qua các biện pháp như: rửa tay thường xuyên, vệ sinh mũi họng bằng dung dịch sát khuẩn phù hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ,...
+ Tăng cường sức đề kháng như: bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, nghỉ ngơi hợp lí, tiêm phòng vaccine, tập thể dục,..
+ Ngăn cản sự phát triển của mầm bệnh như giữ vệ sinh môi trường, tạo sự thông thoáng không khí, kiểm soát độ ẩm, trồng cây xanh,...
+ Giảm sự lây lan nguồn bệnh như hạn chế tiếp xúc với người bệnh, sử dụng khẩu trang đúng cách, hạn chế tập trung nơi đông người, che miệng và mũi khi ho hay khi hắt hơi,...
Bài 9.13 trang 32 SBT Sinh học 11: Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi.
Hút thuốc lá là nguy cơ chính dẫn đến co thắt động mạch vành do gây rối loạn dòng máu động mạch vành khu vực và hạ thấp ngưỡng rung thất, gây dừng tim ở những bệnh nhân có bệnh thiếu máu cơ tim đã được xác định. Những hậu quả của hút thuốc lá như sự tác động của nicotine, monooxide carbon (CO), giảm hàm lượng các lipoprotein tỉ trọng cao (HDL) trong huyết tương, tăng hàm lượng fibrinogen huyết tương và số đệm bạch cầu,... đều tạo tiền đề cho nhồi máu cơ tim.
Ung thư phổi phần lớn xuất hiện ở những người hút thuốc lá. Trong số các hợp chất có trong thuốc lá, nhiều hợp chất đã được xác định là những tác nhân ung thư, thúc đẩy phát triển khối u và những tác nhân độc với vi nhung mao. Ngoài ung thư phổi, thuốc lá còn gây nhiều bệnh ung thư khác ở người như ung thư thanh quản, thực quản, bàng quang, thận,…
Hút thuốc lá còn làm giảm khả năng sinh sản ở phụ nữ. Những phụ nữ hút thuốc bị mãn kinh sớm hơn những người không hút thuốc lá, có thể do những tác động của thuốc lá đến quá trình chuyển hoá estrogen. Trong gan, estradiol được hydroxyl hoá thành estrone, sau đó, đi vào một trong hai đường chuyển hoá không phục hồi: (1) hydroxyl hoá tại vị trí C16α dẫn đến việc sản xuất ra estriol, một estrogen có vai trò trong quá trình sinh sản; (2) hydroxyl hoá tại vị trí C2 sinh ra 2-methoxyestrone, hợp chất không tham gia vào chức năng sinh sản. Ở phụ nữ hút thuốc lá, con đường (2) hoạt động mạnh mẽ dẫn đến hàm lượng estriol hoạt động bị giảm.
Sự phơi nhiễm vô tình với khói thuốc lá trong môi trường (được gọi là hút thuốc lá thụ động) là yếu tố tăng nguy cơ mắc một số bệnh ở những người không hút thuốc lá, đặc biệt là bệnh liên quan đến động mạch vành tim. Những người không hút thuốc lá nhạy cảm cao với một số tác động của khói thuốc lá như tăng sự kết dính tiểu cầu, tổn thương tế bào nội mô, giảm khả năng giãn mạch, hàm lượng HDL trong huyết tương thấp hơn và giảm khả năng phản ứng với những tổn thương gây ra bởi quá trình oxi hoá.
a) Tại sao thuốc lá được cho là nguyên nhân gây tử vong ở người?
b) Những người không hút thuốc lá có thể tử vong do thuốc lá không? Tại sao?
c) Tại sao hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân dẫn đến giảm chất lượng dân số.
Lời giải:
a) Thuốc lá được cho là nguyên nhân gây tử vong ở người vì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, bệnh tim mạch, bệnh phổi và tăng tỉ lệ trẻ mới sinh có cân nặng thấp.
b) Những người không hút thuốc lá có thể tử vong do thuốc lá. Giải thích: Khói thuốc lá chứa khoảng 7 000 hoá chất, trong đó có 69 chất gây ung thư. Do đó, sự phơi nhiễm vô tình với khói thuốc lá trong môi trường (hút thuốc lá thụ động) là yếu tố tăng nguy cơ mắc một số bệnh ở những người không hút thuốc lá, đặc biệt là các bệnh liên quan đến động mạch vành tim.
c) Hút thuốc lá là nguyên nhân làm giảm chất lượng dân số vì gây nên nhiều bệnh tật ở người, giảm tuổi thọ, trí nhớ và khả năng sinh sản ở người; tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú ở phụ nữ; phụ nữ hút thuốc lá khi mang thai gây dị dạng, thiếu cân ở thai nhi.
Lời giải:
(1) Cơ vận động; (2) Cơ quan lúc nghỉ ngơi; (3) Phổi.
Giải thích: Hemoglobin kết hợp với O2 ở phổi để vận chuyển đến các cơ quan trong cơ thể → tỉ lệ hemoglobin bão hoà đạt 100 %. Tại các cơ quan, O2 tách khỏi hemoglobin để cung cấp cho các tế bào. Cơ đang vận động cần nhiều O2 nên tỉ lệ hemoglobin bão hoà thấp nhất, các cơ quan lúc nghỉ ngơi cần ít O2 hơn → tỉ lệ hemoglobin bão hoà cao hơn các cơ vận động.
Lời giải:
Vùng núi cao có nồng độ O2 loãng hơn ở vùng đồng bằng thấp nên khi luyện tập ở vùng núi cao sẽ giúp:
- Tăng số lượng hồng cầu → tăng hiệu quả vận chuyển O2 đến các cơ quan.
- Phát triển và tăng sức bền của các cơ hô hấp, tăng thể tích lồng ngực.
- Tăng tính đàn hồi của phổi, tăng dung tích sống, tăng cường độ hấp thụ O2 và thải CO2.
- Giảm tần số hô hấp nhưng vẫn đảm bảo việc cung cấp O2 cho cơ thể và thải CO2 ra ngoài môi trường.
Lời giải:
- Cá xương hô hấp rất hiệu quả trong môi trường nước vì:
+ Dòng nước qua mang liên tục và theo một chiều nên luôn có nước giàu O2 qua mang.
+ Dòng nước chảy bên ngoài các lá mang và dòng máu chảy trong các mao mạch của các lá mang song song và ngược chiều nhau nên tặng hiệu quả trao đổi O2 và CO2 → cá có thể lấy đến 80 % O2 hoà tan trong nước qua mang.
+ Lực chảy của dòng nước qua mang làm các lá mang xoè ra → tăng diện tích bề mặt tiếp xúc giữa mang và môi trường nước.
- Cá chết khi lên cạn vì:
+ Các lá mang bị mất độ ẩm do không khí khô, không trao đổi được O2 và CO2.
+ Không còn lực đẩy làm xoè các lá mang nên các lá mang dính lại → giảm diện tích bề mặt trao đổi khí.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Sinh học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: