Giải SBT Lịch sử 8 Bài 14: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX
1. T. Ê-đi-xơn.
2. I. Páp-lốp.
3. Sác-lơ Đác-uyn.
4. Ê-min Bơ-lin-nơ...
5. C. Mô-nê
6. Vích-to Huy-gô...
7. Lép Tôn-xtôi.
Lời giải:
(*) Tham khảo:
1. T. Ê-đi-xơn nổi tiếng là nhà bác học có hàng ngàn bằng phát minh, sáng chế góp phần giúp cuộc sống của con người trở nên tiến bộ và văn minh hơn.
2. I. Páp-lốp người được mệnh danh là “nhà sinh lý học bậc nhất của thế giới”, ông đã phát hiện ra phản xạ có điều kiện.
3. Sác-lơ Đác-uyn là tác giả của Học thuyết tiến hóa.
4. Ê-min Bơ-lin-nơ đã cải tiến cách lưu trữ âm thanh dưới dạng đĩa phẳn để tăng thời lượng và chất lượng âm thanh vào năm 1888.
5. C. Mô-nê là danh họa người Pháp – ông là người mở đầu cho trường phái Ấn tượng.
6. Vích-to Huy-gô là nhà văn nổi tiếng người Pháp, ông là tác giả của các tác phẩm văn học nổi tiếng, như: nhà thờ Đức bà Pari; Những người khốn khổ,…
7. Lép Tôn-xtôi là nhà văn nổi tiếng người Nga, ông là tác giả của các tác phẩm văn học nổi tiếng, như: Chiến tranh và hòa bình,…
Lĩnh vực |
Kĩ thuật |
Khoa học tự nhiên |
Khoa học xã hội |
Văn học |
Nghệ thuật |
Thành tựu tiêu biểu |
|
|
|
|
|
Tác động đến đời sống con người và xã hội trong các thế kỉ XVIII - XIX |
|
|
|
|
|
Ảnh hưởng đến đời sống hiện nay |
|
|
|
|
|
Lời giải:
Lĩnh vực |
Thành tựu tiêu biểu |
Tác động đến đời sống con người và xã hội trong các thế kỉ XVIII - XIX |
Ảnh hưởng đến đời sống hiện nay |
Kĩ thuật |
Điện thoại |
Đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin của con người |
Tạo tiền đề cho những tiến bộ tiếp theo trên lĩnh vực thông tin liên lạc |
Khoa học tự nhiên |
Thuyết tiến hóa |
Góp phần mang đến hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới tự nhiên và xã hội loài người |
Ảnh hưởng tới nhiều ngành khoa học khác, như: nhân chủng học, tâm lí học,… |
Khoa học xã hội |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
Trang bị lí luận cho giai cấp công nhân |
Là cơ sở lý luận khoa học của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới và sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nhiều quốc gia |
Văn học |
“Những người khốn khổ” |
Cho thấy mặt trái của chủ nghĩa tư bản, góp tiếng nói bênh vực người nghèo khó. |
Giáo dục con người về lòng nhân ái |
Nghệ thuật |
Bức tranh “nữ thợ giặt trong thời đại công nghiệp” |
Cho thấy mặt trái của chủ nghĩa tư bản, góp tiếng nói bênh vực người nghèo khó. |
Là tài liệu lịch sử, phản ánh hiện thực lao động của phụ nữ vào thế kỉ XIX |
Bài 3 trang 43 SBT Lịch Sử 8: Đọc đoạn tư liệu dưới đây:
Ngày 1 - 1 - 1862, Vich-to Huy-gô đã viết lời tựa cho cuốn tiểu thuyết Những người khốn khổ như sau: “Khi pháp luật và phong hoá còn đầy đoạ con người, còn dựng nên những địa ngục ở giữa xã hội văn minh và đem một thứ định mệnh nhân tạo chồng thêm lên thiên mệnh; khi ba vấn đề lớn của thời đại là sự tha hoá của đàn ông vì bán sức lao động, sự sa đoạ của đàn bà vì miếng cơm manh áo, sự cằn cỗi của trẻ nhỏ vì tối tăm thất học còn chưa được giải quyết; khi ở một số nơi đời sống còn ngạt thở; nói khác đi và trên quan điểm rộng hơn, khi trên mặt đất, dốt nát và đau khổ còn tồn tại thì những quyển sách như loại này còn có thể có ích”. |
Em hãy cho biết đoạn tư liệu trên phản ánh quan niệm gì của các nhà văn đương thời về chức năng của văn học - nghệ thuật trong thế kỉ XVIII - XIX. Em có đồng ý với quan niệm đó không? Tại sao?
Lời giải:
- Trong đoạn tư liệu trên, các nhà văn cho rằng, chức năng của văn học – nghệ thuật là:
+ Giúp con người nhận thức rõ những mặt trái của xã hội, từ đó thúc đẩy con người đấu tranh chống lại áp bức, giành lấy tự do và hạnh phúc
+ Nuôi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của con người.
- Em đồng tình với quan điểm trên. Vì: nhận thức và giáo dục là những chức năng quan trọng của văn học – nghệ thuật
+ Chức năng nhận thức thể hiện ở vai trò phản ánh hiện thực của văn học. Nó có thể đem đến cho người đọc một thế giới tri thức mênh mông về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân loại từ xưa đến nay; về vẻ đẹp thiên nhiên ở nước mình và trên khắp thế giới.
+ Ngoài chức năng nhận thức, văn học còn có chức năng nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ, tình cảm, đạo đức cho con người. Văn học luyện cho người đọc thói quen cảm thụ tinh tế, mài sắc khả năng nhận ra cái thật, cái giả, cái thiện, cái ác trong cuộc sống. Văn học nâng đỡ cho nhân cách, giúp hình thành nhân cách, giáo dục con người tình cảm đúng đắn, trong sáng, biết yêu cái tốt, ghét cái xấu, dám xả thân vì nghĩa và biết sống đúng đạo lí làm người. Đặc điểm của văn học là thông qua sự kiện, hình tượng trong tác phẩm để khơi gợi, kích thích người đọc về mặt tình cảm, buộc họ phải bày tỏ thái độ và suy nghĩ để có hành động đúng. Mặt khác, văn học giúp con người tự giáo đục, tự hoàn thiện để sống tốt đẹp hơn, hữu ích hơn cho xã hội.
Lời giải:
- Bức tranh khắc gỗ miêu tả thành phố Ma-che-xtơ của nước Anh vào năm 1870 đã cho thấy sự tiến bộ của khoa học – kĩ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX có tác động rất lớn đếm đời sống của con người, cụ thể là:
+ Thúc đẩy sự phát triển của kinh tế.
+ Dẫn tới sự xuất hiện của nhiều khu công nghiệp, nhiều thành phố lớn.
Xem thêm các bài giải SBT Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918