Giải SBT Lịch sử 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ

Với giải sách bài tập Lịch Sử 8 Bài 1: Các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Lịch Sử 8 Bài 1. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử 8 Bài 1: Các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ

Bài 1 trang 5 SBT Lịch Sử 8Em hãy hoàn thành nội dung của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở Anh, Bắc Mỹ, Pháp vào bảng dưới đây:

Tiêu chí

Cách mạng tư sản Anh (1642-1688)

Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (1773-1783)

Cách mạng tư sản Pháp (1789-1799)

Mục tiêu

 

 

 

Lãnh đạo

 

 

 

Động lực cách mạng

 

 

 

Hình thức

 

 

 

Kết quả

 

 

 

Lời giải:

Tiêu chí

Cách mạng tư sản Anh (1642-1688)

Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (1773-1783)

Cách mạng tư sản Pháp (1789-1799)

Mục tiêu

Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế (đứng đầu là vua Sác-lơ I)

- Thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới;

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, giành độc lập dân tộc;

- Thiết lập chính quyền của giai cấp tư sản và chủ nô;

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế (đứng đầu là vua Lu-i XVI)

- Thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới;

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Lãnh đạo

Tư sản và quý tộc mới

Tư sản và chủ nô

Giai cấp tư sản

Động lực cách mạng

Tư sản, quý tộc mới và các tầng lớp nhân dân khác,…

Tư sản, chủ nô và các tầng lớp nhân dân khác,…

Giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân khác.

Hình thức

Nội chiến cách mạng

Chiến tranh giải phóng dân tộc

Nội chiến cách mạng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc

Kết quả

- Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế.

- Đưa giai cấp tư sản và quý tộc mới lên nắm quyền.

- Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh

- Thành lập Hợp chúng quốc Hoa Kì

- Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế.

- Đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền.

Bài 2 trang 6 SBT Lịch Sử 8Em hãy hoàn thành bảng dưới đây và thực hiện yêu cầu.

 

Yêu cầu đặt ra trước khi diễn ra cách mạng

Những điều cách mạng đã thực hiện được

Những điều cách mạng chưa thực hiện được

Cách mạng tư sản Anh (1642 - 1688)

 

 

 

Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (1773 - 1783)

 

 

 

Cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1799)

 

 

 

Từ việc xác định những điều cách mạng đã thực hiện được và chưa thực hiện được so với yêu cầu đặt ra trước khi diễn ra cách mạng, em hãy đánh giá mức độ thành công của các cuộc cách mạng tư sản.

Lời giải:

♦ Yêu cầu số 1: Hoàn thành bảng

 

Yêu cầu đặt ra trước khi diễn ra cách mạng

Những điều cách mạng đã thực hiện được

Những điều cách mạng chưa thực hiện được

Cách mạng tư sản Anh (1642 - 1688)

Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế (đứng đầu là vua Sác-lơ I)

- Thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới;

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân

- Lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

- Thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới;

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Chưa quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân (phong trào “rào đất cướp ruộng vẫn diễn ra mạnh mẽ).

Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (1773 - 1783)

- Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, giành độc lập dân tộc;

- Thiết lập chính quyền của giai cấp tư sản và chủ nô;

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh.

- Thành lập Hợp chúng quốc Hoa Kì

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Chưa xóa bỏ chế độ nô lệ.

- Nhiều bộ phận dân chúng chưa được hưởng thành quả của cách mạng (nô lệ, phụ nữ, người da đỏ,…)

Cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1799)

- Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế (đứng đầu là vua Lu-i XVI)

- Thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản.

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng

- Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, thiết lập chế độ Cộng hòa.

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng

- Chưa đáp ứng được đầy đủ các quyền tự do dân chủ của nhân dân.

♦ Yêu cầu số 2:

- Cách mạng tư sản Anh và đấu tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là những cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để.

- Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII) là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất trong các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại.

Bài 3 trang 7 SBT Lịch Sử 8Quan sát hình 1 dưới đây và dựa vào đoạn tư liệu dưới đây, em hãy thực hiện các yêu cầu.

Theo em, đoạn văn trên phản ánh đặc điểm gì của cuộc Cách mạng tư sản Anh

Hình 1. Bản án xử tử vua Sác-lơ I

Đoạn tư liệu được đăng trên trang web chính thức của Nghị viện Anh (https://www.parliamentuk) giải thích bức hình “Bản án xử tử vua Sác-lơ I” với nội dung như sau:

Bản án này viết trên một tấm da phẳng có con dấu và 59 chữ kí, được gắn xi bảo mật bằng keo sắt. Bản án đã dẫn đến việc xử tử Sác-lơ I và sau đó là sự cai trị của Ô. Crôm-oen, một trong 59 người kí tên. Sác-lơ bị xét xử tại Hạ viện và bị hành quyết vào ngày 30 - 1 - 1649, bên ngoài toà nhà Oai-hon (Whitehall). Sau khi khôi phục chế độ quân chủ vào năm 1660, bản án tử hình này được vua Sác-lơ II sử dụng để xác định các uỷ viên đã kí vào nó và truy tố họ vì tội phản quốc. Những người kí tên, ngay cả những người đã chết, bao gồm cả Crôm-oen, cũng bị đào lên và thi thể của họ bị treo cổ.

Câu 1 trang 7 SBT Lịch Sử 8: Theo em, đoạn văn trên phản ánh đặc điểm gì của cuộc Cách mạng tư sản Anh?

Lời giải:

Đoặn văn trên phản ánh:

+ Mục tiêu của cuộc cách mạng tư sản Anh là: lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển (chi tiết: vua Sác-lơ I bị xử tử).

+ Hạn chế của cách mạng tư sản Anh: chưa xóa bỏ triệt để thế lực phong kiến (chi tiết: nền quân chủ được lập lại, vua Sác-lơ II truy tố những người đã kí vào bản án xử tử Sác-lơ I)

Câu 2 trang 7 SBT Lịch Sử 8: Cả Sác-lơ I và những thành viên của Nghị viện đều không mong đợi kết cục đó. Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu Sác-lơ I và Nghị viện chịu thoả hiệp trong sự kiện ngày 4 - 1 - 1642? Tại sao?

Lời giải:

- Nếu vua Sác-lơ I và Nghị viện chịu thỏa hiệp trong sự kiện ngày 4 - 1 – 1642 thì cuộc cách mạng tư sản Anh có thể sẽ không nổ ra.

- Vì: khi những đề nghị của quý tộc mới và tư sản (không tăng thuế, được quyền kiểm soát quân đội, tài chính,…) được nhà vua đáp ứng thì mâu thuẫn giữa tư sản và quý tộc mới sẽ tạm thời được xoa dịu.

Câu 3 trang 7 SBT Lịch Sử 8: Rút ra nguyên nhân chính dẫn đến cuộc Cách mạng tư sản Anh theo cách suy luận của em.

Lời giải:

Nguyên nhân chính dẫn đến cuộc Cách mạng tư sản Anh:

+ Nguyên nhân sâu sa: những chuyển biến trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội ở Anh vào thế kỉ XVI – XVII.

+ Nguyên nhân trực tiếp: vua Sác-lơ I triệu tập Nghị viện để đặt thêm thuế mới, nhưng bị từ chối. Mâu thuẫn giữa nhà vua với nghị viện ngày càng sâu sắc.

Bài 4 trang 8 SBT Lịch Sử 8Sưu tầm thông tin về T. Giép-phép-xơn - người có liên quan đến lịch sử ngày Quốc khánh của nước Mỹ (4 - 7 - 1776) và hoàn thiện thẻ nhớ về nhân vật này vào bảng dưới đây:

Sưu tầm thông tin về T. Giép-phép-xơn - người có liên quan đến lịch sử ngày Quốc Khánh

Lời giải:

Nhân vật: Giép-phép-xơn

- Tiểu sử:

+ Năm sinh: 1743

+ Năm mất: 1826

+ Nơi sinh: đồn điền Shadwel thuộc hạt Goochland, bang Virginia

- Đóng góp của ông đối với lịch sử nước Mĩ:

+ Là chính trị gia, người sáng lập ra Đảng Dân chủ Hoa kỳ

+ Là Tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ.

- Tác phẩm tiêu biểu: Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ

- Điều em học hỏi được: tinh thần ham học hỏi; nghị lực và ý chí đấu tranh kiên cường.

Bài 5 trang 9 SBT Lịch Sử 8Hoàn thành sơ đồ tư duy dưới đây về nguyên nhân dẫn đến Cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1799).

Hoàn thành sơ đồ tư duy dưới đây về nguyên nhân dẫn đến Cách mạng tư sản Pháp

Em hãy chọn một nguyên nhân mà em đã điền trên sơ đồ và giải thích tại sao nó lại góp phần làm bùng nổ cách mạng.

Lời giải:

♦ Yêu cầu số 1: Hoàn thành sơ đồ

- Nguyên nhân dẫn đến cách mạng tư sản Pháp:

+ Những mầm mống của kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện nhưng bị chế độ phong kiến chuyên chế kìm hãm nặng nề.

+ Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với Tăng lữ, Quý tộc ngày càng sâu sắc.

+ Trào lưu Triết học Ánh sáng cổ vũ, mở đường cho nhân dân đấu tranh

+ Ngày 5/5/1789, vua Lu-i XVI triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp để tăng thuế cũ và đặt thuế mới, nhưng không đạt được sự đồng ý của Đẳng cấp thứ ba.

♦ Yêu cầu số 2: Lựa chọn và giải thích

- Lựa chọn: trào lưu Triết học Ánh sáng

- Giải thích:

+ Ở Pháp, vào cuối thế kỉ XVIII đã xuất hiện trào lưu tư tưởng “Triết học Ánh sáng” với những cuộc đấu tranh trên các lĩnh vực như Triết học, Sử học, Văn học,... Thời đại Khai sáng bùng nổ ở châu Âu với tư tưởng mới hướng về giải phóng con người, thực hiện quyền dân chủ, bình đẳng hoặc nêu cao tinh thần dân tộc đối với những nước bị lệ thuộc.

+ Trào lưu Triết học Ánh sáng được sự đón nhận rộng rãi trong xã hội, thúc đẩy người dân đứng lên làm cách mạng.

Bài 6 trang 9 SBT Lịch Sử 8Trên poster kỉ niệm ngày Quốc khánh của nước Pháp (còn gọi là “Ngày Ba-xti”) có dòng chữ: “Hãy để bài học về ngày Ba-xti ở mãi trong con tim và tâm trí chúng ta!”. Theo em, đó là những bài học gì?

Lời giải:

- Những bài học:

Sự đoàn kết và đấu tranh vì tự do: ngày 14/7/1789, quần chúng nhân dân Pa-ri nổi dậy tấn công nhà tù Ba-ti-xta (biểu tượng của chế độ quân chủ chuyên chế). Sự kiện này cho thấy tinh thần đoàn kết và quyết tâm của người dân trong cuộc chiến vì tự do và quyền lợi.

+ Tôn vinh, tưởng nhớ, tri ân những anh hùng đã hy sinh và chiến đấu bảo vệ đất nước, góp phần xây dựng nên văn hóa và lịch sử của Pháp.

Bài 7 trang 10 SBT Lịch Sử 8Đọc hai đoạn tư liệu dưới đây:

“Chúng tôi khẳng định một chân lí hiền nhiên rằng tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng, rằng tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Rằng để đảm bảo cho những quyền này, các chính phủ được lập ra trong nhân dân và có được những quyền lực chính đáng trên cơ sở sự nhất trí của nhân dân..”.

(Trích Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ, 1776)

“Điều 1. Mọi người sinh ra đều có quyền sống tự do và bình đẳng; mọi sự phân biệt xã hội chỉ có thể đặt trên cơ sở lợi ích chung.

Điều 2. Mục đích của các tổ chức chính trị là gìn giữ các quyền tự nhiên và không thể tước bỏ của con người; đó là quyền tự do, quyền sở hữu, quyền được an toàn và quyền chống áp bức...”

(Trích Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp, 1789)

Em hãy xác định các quyền cơ bản của con người được đề cập trong hai đoạn tư liệu trên.

Lời giải:

- Các quyền cơ bản của con người được đề cập trong hai đoạn tư liệu trên là:

+ Quyền tự do và bình đẳng.

+ Quyền mưu cầu hạnh phúc.

+ Quyền sở hữu.

+ quyền được an toàn và quyền chống áp bức,…

Xem thêm các bài giải SBT Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 2: Cách mạng công nghiệp

Bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh Nguyễn

Bài 5: Quá trình khai phá vùng đất phía Nam của người Việt từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

Bài 6: Kinh tế, văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ sbt
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!