Giải SBT Lịch sử 8 (Cánh diều) Bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

Với giải sách bài tập Lịch sử 8 Bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Lịch sử 8 Bài 16 từ đó học tốt môn Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

Sách bài tập Lịch Sử 8 Bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

Câu 1 trang 41 SBT Lịch Sử 8: Sự kiện nào sau đây mở đầu quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?

A. Pháp đánh chiếm miền Tây Nam Kì.

B. Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất.

C. Pháp đánh chiếm thành Gia Định.

D. Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

- Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Câu 2 trang 41 SBT Lịch Sử 8: Sự kiện nào sau đây mở đầu cho quá trình đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp?

A. Kí Hiệp ước Giáp Tuất.

B. Kí Hiệp ước Hác-măng.

C. Kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

D. Kí Hiệp ước Nhâm Tuất.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Sự kiện Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) được kí kết đã mở đầu cho quá trình đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp

Câu 3 trang 41 SBT Lịch Sử 8: Thắng lợi của quân dân Việt Nam ở mặt trận nào sau đây đã khiến cho kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp thất bại?

A. Hà Nội.

B. Đà Nẵng.

C. Gia Định.

D. Huế

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Thắng lợi của quân dân Việt Nam ở mặt trận Gia Định đã khiến cho kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp thất bại

Câu 4 trang 41 SBT Lịch Sử 8: Sĩ phu phong kiến tiêu biểu của triều đình nhà Nguyễn lãnh đạo nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp ở mặt trận Đà Nẵng, Gia Định và Hà Nội là

A. Phan Đình Phùng.

B. Trương Định.

C. Nguyễn Tri Phương.

D. Hoàng Diệu.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Sĩ phu phong kiến tiêu biểu của triều đình nhà Nguyễn lãnh đạo nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp ở mặt trận Đà Nẵng, Gia Định và Hà Nội là Nguyễn Tri Phương.

Câu 5 trang 41 SBT Lịch Sử 8: Khi đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì (lần thứ nhất và lần thứ hai), quân Pháp đều bị quân dân Việt Nam phục kích tiêu diệt tại địa điểm nào sau đây?

A. Sơn Tây.

B. Cầu Giấy.

C. Bãi Sậy.

D. Hố Chuối.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Khi đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì (lần thứ nhất và lần thứ hai), quân Pháp đều bị quân dân Việt Nam phục kích tiêu diệt tại Cầu Giấy.

Câu 6 trang 41 SBT Lịch Sử 8: Tháng 4-1882, lịch sử Việt Nam ghi nhận sự kiện nào sau đây?

A. Thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm thành Hà Nội.

B. Trương Định phát động nhân dân Nam Kì đánh Pháp.

C. Nguyễn Trung Trực dựng cờ khởi nghĩa chống Pháp.

D. Nguyễn Tri Phương đánh tan quân Pháp xâm lược.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Ngày 25/4/1882, quân Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội. Hoàng Diệu chỉ huy quân sĩ chống trả quyết liệt nhưng không giữ được thành.

Câu 7 trang 42 SBT Lịch Sử 8: Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chính để các quan lại, sĩ phu yêu nước tiến bộ đưa ra nhiều đề nghị cải cách lên vua Tự Đức?

A. Nhiều nước tư bản phương Tây đang phát triển mạnh.

B. Đất nước đang trong tình trạng khủng hoảng, suy yếu.

C. Thực dân Pháp đã hoàn thành việc xâm lược Việt Nam.

D. Nhật Bản và Trung Quốc đang tiến hành cuộc cải cách.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Đất nước đang trong tình trạng khủng hoảng, suy yếu là nguyên nhân chính để các quan lại, sĩ phu yêu nước tiến bộ đưa ra nhiều đề nghị cải cách lên vua Tự Đức

Câu 8 trang 42 SBT Lịch Sử 8: Nội dung nào sau đây không đúng bối cảnh lịch sử nổ ra phong trào Cần vương (1885 - 1896) và khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913)?

A. Thực dân Pháp đã hoàn thành bình định trên cả nước Việt Nam.

B. Thực dân Pháp đã hoàn thành xâm lược Việt Nam về quân sự.

C. Phái chủ chiến trong triều đình Huế phản công quân Pháp thất bại.

D. Triều đình Huế đầu hàng nhưng nhân dân vẫn tiếp tục chống Pháp.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Sau khi dập tắt được cuộc khởi nghĩa Hương Khê (trong phong trào Cần vương), thực dân Pháp mới cơ bản bình định được Việt Nam.

Câu 9 trang 42 SBT Lịch Sử 8: Đoạn tư liệu sau: “Dựa vào địa hình đầm lầy, lau sậy um tùm, nghĩa quân xây dựng căn cứ, áp dụng chiến thuật du kích... Cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo” nói về cuộc khởi nghĩa nào?

A. Bãi Sậy.

B. Ba Đình.

C. Ba Đình.

D. Hương Khê.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Đoạn tư liệu trên nói về cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy

Câu 10 trang 42 SBT Lịch Sử 8: Cuộc khởi nghĩa nào sau đây được đánh giá là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?

A. Yên Thế

B. Hùng Lĩnh.

C. Bãi Sậy.

D. Hương Khê.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Khởi nghĩa Hương Khê được đánh giá là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương

Câu 11 trang 42 SBT Lịch Sử 8: Sự kiện nào sau đây đánh dấu thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành việc bình định Việt Nam?

A. Pháp dập tắt được cuộc khởi nghĩa Hương Khê.

B. Pháp đàn áp xong cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

C. Pháp buộc được triều đình Huế phải kí Hiệp ước Hác-măng.

D. Pháp dập tắt được phong trào chống Pháp ở Nam Kì.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Sau khi dập tắt được cuộc khởi nghĩa Hương Khê (trong phong trào Cần vương), thực dân

Câu 12 trang 43 SBT Lịch Sử 8: Hoàn thành bảng (theo mẫu) để thấy được nội dung đề nghị cải cách của quan lại, sĩ phu yêu nước.

Nhân vật

Đề nghị cải cách

1. Nguyễn Trường Tộ

 

2. Nguyễn Lộ Trạch

 

3. Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế, Đinh Văn Điền

 

Lời giải:

Nhân vật

Đề nghị cải cách

1. Nguyễn Trường Tộ

Chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển nông nghiệp, công - thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục,...

2. Nguyễn Lộ Trạch

Đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước,...

3. Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế, Đinh Văn Điền

Đề nghị mở cảng Trà Lí (Nam Định), đẩy mạnh khai khẩn đất hoang, khai mỏ, mở mang thương nghiệp, củng cố quốc phòng....

Câu 13 trang 43 SBT Lịch Sử 8: Chọn thông tin cho sẵn sau đây đặt vào các ô từ (1) đến (5) của sơ đồ để hoàn thành quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam.

A. Đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai, sau đó chuyển hướng vào Trung Kì.

B. Tấn công Thuận An (Huế). Triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng và Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

C. Đánh chiếm Đà Nẵng và các tỉnh miền Đông Nam Kì. Triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất. D. Đánh chiếm các tỉnh miền Tây Nam Kì, không gặp phải sự kháng cự của triều đình nhà Nguyễn.

E. Đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ nhất. Triều đình nhà Nguyễn chủ động kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất.

Chọn thông tin cho sẵn sau đây đặt vào các ô từ 1 đến 5 của sơ đồ để hoàn thành

Lời giải:

Sắp xếp các thông tin theo thứ tự sau:

(1) Đánh chiếm Đà Nẵng và các tỉnh miền Đông Nam Kì. Triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.

(2) Đánh chiếm các tỉnh miền Tây Nam Kì, không gặp phải sự kháng cự của triều đình nhà Nguyễn.

(3) Đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ nhất. Triều đình nhà Nguyễn chủ động kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất.

(4) Đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai, sau đó chuyển hướng vào Trung Kì.

(5) Tấn công Thuận An (Huế). Triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng và Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

Câu 14 trang 43 SBT Lịch Sử 8: Đọc đoạn tư liệu sau đây kết hợp với kiến thức đã học và trả lời câu hỏi: “Một bản hiệp ước chuẩn bị sẵn gồm 27 điều khoản được trao cho triều đình Huế và chỉ được trả lời “thuận” hay “không thuận” trong vòng 24 giờ đồng hồ. Không còn cách nào khác, ngày 25-8-1883, đại diện triều đình Huế đành kí nhận hiệp ước (thường gọi là Hiệp ước Hác-măng hay Hoà ước Quý Mùi".

(Nguyễn Phan Quang, Việt Nam thế kỉ XIX (1802 - 1884), NXB Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, 1999, tr.331)

a) Trình bày bối cảnh triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng.

b) Nêu nội dung chính và nhận xét về bản hiệp ước này.

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Bối cảnh triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng: Sau khi quân triều đình thất bại trong việc ngăn cản quân Pháp đánh chiếm Thuận An (18-8-1883), triều đình Huế đã phải kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883).

♦ Yêu cầu b)

- Nội dung cơ bản:

+ Thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì;

+ Vùng đất Trung Kì do triều đình Huế cai quản dưới quyền điều khiển của viên Khâm sứ Pháp chỉ bao gồm từ Đèo Ngang đến giáp Bình Thuận,…

- Nhận xét:

+ Đây là sự đầu hàng tiếp theo của triều đình Huế trước thực dân Pháp xâm lược.

+ Việt Nam đã bị mất độc lập, bị mất chủ quyền dân tộc;

+ Dẫn đến sự phẫn nộ trong nhân dân, làm cho phong trào chống Pháp càng diễn ra quyết liệt (buộc Pháp phải kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt năm 1884 để xoa dịu).

Với Hiệp ước Hác-măng và sau đó là Hiệp ước Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp về cơ bản đã hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.

Câu 15 trang 44 SBT Lịch Sử 8: Tìm hiểu tư liệu và giới thiệu ngắn gọn về nhân vật lịch sử mà em ấn tượng nhất trong số các nhân vật lịch sử sau đây.

Tìm hiểu tư liệu và giới thiệu ngắn gọn về nhân vật lịch sử mà em ấn tượng nhất

Lời giải:

(*) Tham khảo: Giới thiệu về Phan Đình Phùng (1847 - 1895)

+ Phan Đình Phùng sinh năm 1847, quê ở làng Đông Thái (nay thuộc xã Tùng Ảnh), huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

+ Năm 1877, ông thi đỗ Đình nguyên Tiến sĩ, từng làm quan Ngự sử trong triều đình nhà Nguyễn. Với bản tính cương trực, ông phản đối việc Tôn Thất Thuyết phế bỏ vua Dục Đức, lập Hiệp Hòa lên làm vua, vì vậy, Phan Đình Phùng bị cách chức.

+ Tuy vậy, khi Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra vùng Hà Tĩnh, Phan Đình Phùng vẫn đến yết kiến và được nhà vua giao trọng trách tổ chức phong trào chống Pháp tại quê nhà.

+ Trong những năm 1885 - 1896, Phan Đình Phùng trở thành lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương). Ông bị thương nặng và hi sinh trong một trận giao chiến ác liệt với quân Pháp (1895).

Câu 16 trang 44 SBT Lịch Sử 8: Vì sao khẳng định: “Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương”

Lời giải:

- Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương, vì:

+ Về thời gian: Đây là cuộc khởi nghĩa có thời gian diễn ra lâu nhất (11 năm).

+ Về không gian - địa bàn hoạt động: Cuộc khởi nghĩa lan rộng ra cả bốn tỉnh (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình).

+ Về sự chuẩn bị và nghệ thuật, cách đánh: Nghĩa quân được tổ chức quy củ, phiên chế thành 15 quân thứ, đặt dưới sự chỉ huy của các tướng lĩnh tài ba, tự chế tạo được súng trường theo mẫu súng của Pháp. Trong quá trình khởi nghĩa, nhiều lần nghĩa quân chủ động tổ chức các cuộc tập kích, tấn công tiêu diệt quân Pháp, đẩy lùi nhiều cuộc hành quân của Pháp, gây nhiều thiệt hại cho Pháp,...

+ Về ý nghĩa, tác động: Làm chậm lại quá trình bình định Việt Nam của thực dân Pháp. Sau khi dập tắt được cuộc khởi nghĩa Hương Khê, thực dân Pháp mới tiến hành được cuộc khai thác Việt Nam trên quy mô cả nước.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Lịch sử lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 12: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản

Bài 14: Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á

Bài 15: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

Bài 17: Việt Nam thế kỉ XX

Câu hỏi liên quan

Đáp án đúng là: A
Xem thêm
- Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương, vì:
Xem thêm
Đáp án đúng là: A
Xem thêm
♦ Yêu cầu a) Bối cảnh triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng: Sau khi quân triều đình thất bại trong việc ngăn cản quân Pháp đánh chiếm Thuận An (18-8-1883), triều đình Huế đã phải kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883).
Xem thêm
Đáp án đúng là: B
Xem thêm
Đáp án đúng là: A
Xem thêm
Nhân vật
Xem thêm
Đáp án đúng là: D
Xem thêm
(*) Tham khảo: Giới thiệu về Phan Đình Phùng (1847 - 1895)
Xem thêm
Đáp án đúng là: B
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX (cd)
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!