Giải SBT Lịch sử 7 (Chân trời sáng tạo) Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Với giải sách bài tập Lịch sử 7 Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Lịch sử 7 Bài 7. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Lịch sử 7 Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX 

Giải SBT Lịch sử 7 trang 24

Bài tập 1 trang 24 SBT Lịch sử 7: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

Câu 1 trang 24 SBT Lịch sử 7: Trong thời phong kiến, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến bởi vì

A. nó phù hợp với phong tục tập quán của người dân Trung Quốc.

B. Nho giáo tạo ra hệ thống tôn ti trật tự, lễ giáo phục vụ cho sự thống trị của giai cấp phong kiến.

C. Nho giáo được mọi giai cấp trong xã hội Trung Quốc ủng hộ.

D. nó chủ trương dùng pháp luật hà khắc để duy trì trật tự xã hội.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 2 trang 24 SBT Lịch sử 7: Tứ đại phát minh của Trung Quốc gồm những phát minh nào sau đây?

A. Giấy, thuốc súng, đồ sứ, la bàn

B. Giấy, kĩ thuật in, thuốc súng, la bàn

C. Giấy, la bàn, kĩ thuật luyện sắt, thuốc súng

D. Giấy, nghề in, đồ sứ, la bàn

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Bài tập 2 trang 24 SBT Lịch sử 7: Nối các dữ liệu ở cột bên trái với dữ liệu ở cột bên phải cho phù hợp tên tác giả và tác phẩm của văn học Trung Quốc.

Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Tác phẩm nào được em ưa thích nhất? Hãy viết 5 dòng giải thích lí do em thích tác phẩm đó.

Trả lời:

- Nối:

Thi Nại Am – Thủy hủy

Tào Tuyết Cần – Hồng lâu mộng

Ngô Thừa Ân – Tây du kí

La Quán Trung – Tam quốc diễn nghĩa

- Tác phẩm nào được em ưa thích nhất? Giải thích:

+ Em thích nhất tác phẩm Tây du kí

Giải thích: Trong tác phẩm Tây du kí, hành trình sang Tây Trúc thỉnh kinh của 4 thầy trò Đường Tăng được khắc họa một cách sinh động, thú vị. Trải qua nhiều kiếp nạn, thầy trò Đường tăng đã đến được xứ sở Phật giáo (Ấn Độ), mang được kinh Phật về truyền bá ở Trung Quốc. Tác phẩm này đã nhiều lần được chuyển thể thành phim điện ảnh hoặc phim truyền hình, trong đó, phiên bản xuất sắc và để lại nhiều ấn tượng nhất là: Tây du kí của đạo diễn Dương Khiết (sản xuất năm 1986).

Giải SBT Lịch sử 7 trang 25

Bài tập 3 trang 25 SBT Lịch sử 7: Chọn các từ hoặc cụm từ đã cho dưới đây, điền vào chỗ trống (...........) thích hợp.

1987

Tử Cấm Thành

UNESCO

24 vị vua

quần thể kiến trúc cung điện

 

Nhắc tới các công trình kiến trúc Trung Quốc nổi tiếng thời phong kiến, không thể không nhắc đến Cố Cung còn được gọi là ……………………... nằm ngay ở trung tâm Bắc Kinh, là nơi ở của ................................. dưới thời Minh, Thanh.

Được thiết kế và xây dựng từ năm 1406 tới năm 1424, dưới thời nhà Minh, đây là................................. quy mô lớn nhất và được bảo tồn hoàn chỉnh nhất trên thế giới cho tới ngày nay. Diện tích công trình này lên đến 720 000 m2, gồm 980 toà nhà và 9999 phòng. Năm ............................., công trình này đã được ................................... Công nhận là Di sản văn hoá thế giới đồng thời còn được tổ chức này xếp vào danh sách các công trình kiến trúc cổ bằng gỗ được bảo tồn lớn nhất thế giới.

Trả lời:

- Nhắc tới các công trình kiến trúc Trung Quốc nổi tiếng thời phong kiến, không thể không nhắc đến Cố Cung còn được gọi là Tử Cấm Thành nằm ngay ở trung tâm Bắc Kinh, là nơi ở của 24 vị vua dưới thời Minh, Thanh.

- Được thiết kế và xây dựng từ năm 1406 tới năm 1424, dưới thời nhà Minh, đây là quần thể kiến trúc cung điện quy mô lớn nhất và được bảo tồn hoàn chỉnh nhất trên thế giới cho tới ngày nay. Diện tích công trình này lên đến 720 000 m2, gồm 980 toà nhà và 9999 phòng. Năm 1987, công trình này đã được UNESCO. Công nhận là Di sản văn hoá thế giới đồng thời còn được tổ chức này xếp vào danh sách các công trình kiến trúc cổ bằng gỗ được bảo tồn lớn nhất thế giới.

Bài tập 4 trang 25 SBT Lịch sử 7: Hãy kể tên ít nhất 3 thành tựu văn hoá của Trung Quốc còn ảnh hưởng đến ngày nay. Trong các thành tựu đó, em có ấn tượng nhất với thành tựu nào?Vì sao?

Trả lời:

- 3 thành tựu văn hoá của Trung Quốc còn ảnh hưởng đến ngày nay: Nho giáo; kĩ thuật làm giấy; la bàn…

- Em ấn tượng nhất với thành tựu “la bàn” của cư dân Trung Quốc, vì: hiện nay, la bàn vẫn được ứng dụng rất nhiều trong các hoạt động: đi biển, đi rừng, xác định phương hướng khi tham gia giao thông; xác định phương hướng theo phong thủy…

Giải SBT Lịch sử 7 trang 26

Bài tập 5 trang 26 SBT Lịch sử 7: Hoàn thành sơ đồ tư duy dưới đây về một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Trung Quốc.

Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

(*) Sơ đồ tham khảo

Sách bài tập Lịch sử 7 Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch sử lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 5: Phong trào cải cách tôn giáo

Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Bài 8: Vương triều Gúp-ta

Bài 9: Vương triều Hồi giáo Đê-li

Bài 10: Đế quốc Mô-gôn

Câu hỏi liên quan

Đáp án đúng là: B
Xem thêm
- Nhắc tới các công trình kiến trúc Trung Quốc nổi tiếng thời phong kiến
Xem thêm
- 3 thành tựu văn hoá của Trung Quốc còn ảnh hưởng đến ngày nay: Nho giáo; kĩ thuật làm giấy; la bàn…
Xem thêm
Đáp án đúng là: B
Xem thêm
- Nối:
Xem thêm
(*) Sơ đồ tham khảo
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX - sbt
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!