Sách bài tập Lịch sử lớp 6 Bài 5: Xã hội nguyên thủy
A. Trắc nghiệm
Câu 1 trang 15, 16 sách bài tập Lịch Sử 6: Hãy xác định phương án đúng.
Câu 1.1. Xã hội nguyên thuỷ đã trải qua những giai đoạn phát triển nào?
A. Bầy người nguyên thuỷ, công xã thị tộc, bộ lạc.
B. Bầy người nguyên thuỷ, Người tinh khôn.
C. Bầy người nguyên thuỷ, Người tối cổ.
D. Bầy người nguyên thuỷ, công xã thị tộc.
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích: Xã hội nguyên thuỷ đã trải qua những giai đoạn phát triển: bầy người nguyên thuỷ, công xã thị tộc (SGK – trang 20).
Câu 1.2. Trong giai đoạn công xã thị tộc, người nguyên thuỷ đã biết
A. ghè đẽo đá thô sơ để làm công cụ lao động.
B. chế tác công cụ lao động bằng kim loại.
C. chọn những hòn đá vừa tay cầm để làm công cụ.
D. mài đá thành công cụ lao động sắc bén.
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích: Trong giai đoạn công xã thị tộc, người nguyên thuỷ đã biết mài đá thành công cụ lao động sắc bén hơn (SGK – trang 20).
Câu 1.3. Tổ chức xã hội của Người tinh khôn là
A. sống thành từng bẩy, khoảng vài chục người trong các hang động, mái đá.
B. sống quần tụ trong các thị tộc gồm 2, 3 thế hệ.
C. sống thành từng gia đình riêng lẻ, gồm vợ, chồng và con cái.
D. sống thành từng bầy riêng lẻ, lang thang trong rừng rậm.
Lời giải:
Đáp án: B
Giải thích: Tổ chức xã hội của Người tinh khôn là sống quần tụ trong các thị tộc gồm 2, 3 thế hệ, có chung dòng máu, làm chung, hưởng chung (SGK – trang 20).
Câu 1.4. Kĩ thuật chế tác đá giai đoạn Bắc Sơn có điểm gì tiến bộ hơn ở Núi Đọ?
A. Biết ghè đẽo những hòn đá cuội ven suối để làm công cụ.
B. Biết ghè đẽo, sau đó mài cho phần lưỡi sắc, nhọn hơn.
C. Biết sử dụng các hòn cuội có sẵn ở ven sông, suối làm công cụ.
D. Biết ghè đẽo, sau đó mài toàn bộ phần thân và phần lưỡi công cụ.
Lời giải:
Đáp án: B
Giải thích: So với giai đoạn Núi Đọ, kĩ thuật chế tác đá ở giai đoạn Bắc Sơn có điểm tiến bộ hơn, là: con người đã biết ghè đẽo, sau đó mài cho phần lưỡi của công cụ được sắc, nhọn hơn.
Câu 1.5. Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người là
A. làng bản. B. thị tộc.
C. bầy người D. bộ lạc.
Lời giải:
Đáp án: C
Giải thích: Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người là bầy người (SGK – trang 20).
Câu 1.6. Công xã thị tộc được hình thành từ khi nào?
A. Từ khi Người tối cổ xuất hiện.
B. Từ khi Người tinh khôn xuất hiện.
C. Từ chặng đường đầu với sự tồn tại của một loài Vượn người.
D. Từ khi nhà nước ra đời ven các con sông lớn.
Lời giải:
Đáp án: B
Giải thích: Công xã thị tộc được hình thành từ khi Người tinh khôn xuất hiện (SGK – trang 20).
Câu 1.7. Ý không phản ánh đúng khái niệm bộ lạc là
A. gồm nhiều thị tộc sống cạnh nhau.
B. có quan hệ họ hàng với nhau.
C. có quan hệ gắn bó với nhau.
D. một nhóm người, sống thành từng bầy, có người đứng đầu và phân công lao động.
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích:
- Bộ lạc là: gồm nhiều thị tộc sống cạnh nhau; có quan hệ họ hàng, gắn bó với nhau.
- Nội dung đáp án D không phản ánh đúng khái niệm của bộ lạc, vì: “một nhóm người, sống thành từng bầy, có người đứng đầu và phân công lao động” là khái niệm của bầy người nguyên thủy.
Câu 1.8. Việc phát hiện ra công cụ và đồ trang sức trong các mộ táng đã chứng tỏ điều gì?
A. Công cụ lao động và đồ trang sức làm ra ngày càng nhiều.
B. Quan niệm về đời sống tín ngưỡng xuất hiện.
C. Đã có sự phân chia tài sản giữa các thành viên trong gia đình.
D. Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thuỷ đã có sự phát triển.
Lời giải:
Đáp án: B
Giải thích: Việc phát hiện ra công cụ và đồ trang sức trong các mộ táng đã chứng tỏ: con người đã có ý niệm về việc “kết nối với thế giới bên kia” (đời sống tín ngưỡng).
A. Người tối cổ sống thành từng bầy, khoảng vài chục người, có người đứng đầu, có sự phân công lao động giữa nam - nữ và cùng chăm sóc con cái.
B. Người tinh khôn biết ghè đẽo đá làm công cụ; họ sống trong hang động và dựa vào săn bắt, hái lượm.
C. Người tinh khôn sống quần tụ trong các thị tộc gồm 2, 3 thế hệ, có cùng dòng máu, làm chung và hưởng chung.
D. Cư dân thuộc văn hoá Hoà Bình bước đầu đã biết làm nông nghiệp.
E. Công cụ lao động của người nguyên thuỷ chỉ duy nhất là bằng đá.
G. Nghề làm gốm của cư dân Quỳnh Văn phát triển với hoa văn phong phú.
H. Thị tộc là tổ chức xã hội gồm nhiều bộ lạc sống cạnh nhau, có quan hệ họ hàng và gắn bó với nhau.
Lời giải:
Nội dung lịch sử |
Đúng/ sai |
A. Người tối cổ sống thành từng bầy, khoảng vài chục người, có người đứng đầu, có sự phân công lao động giữa nam - nữ và cùng chăm sóc con cái. |
Đúng |
B. Người tinh khôn biết ghè đẽo đá làm công cụ; họ sống trong hang động và dựa vào săn bắt, hái lượm. |
Sai |
C. Người tinh khôn sống quần tụ trong các thị tộc gồm 2, 3 thế hệ, có cùng dòng máu, làm chung và hưởng chung. |
Đúng |
D. Cư dân thuộc văn hoá Hoà Bình bước đầu đã biết làm nông nghiệp. |
Đúng |
E. Công cụ lao động của người nguyên thuỷ chỉ duy nhất là bằng đá. |
Sai |
G. Nghề làm gốm của cư dân Quỳnh Văn phát triển với hoa văn phong phú. |
Đúng |
H. Thị tộc là tổ chức xã hội gồm nhiều bộ lạc sống cạnh nhau, có quan hệ họ hàng và gắn bó với nhau. |
Sai |
Lời giải:
Những vỏ ốc được xuyên lỗ, những vòng tay đá, hạt chuỗi bằng đất nung được tìm thấy trong các di chỉ, chứng tỏ người nguyên thuỷ đã (1)....................
Trong các hang động thuộc văn hoá Hoà Bình đã tìm thấy dấu vết của các loại cây ăn quả, rau, đậu, chứng tỏ cư dân ở đây đã (2)...................
(3).........................................gồm 2,3 thế hệ sống quần tụ, có cùng dòng máu, làm chung, hưởng chung.
(4)..................................., đôi bàn tay của người nguyên thuỷ dần trở nên khéo léo hơn, cơ thể cũng dần biến đổi để trở thành Người hiện đại.
Lời giải:
Những vỏ ốc được xuyên lỗ, những vòng tay đá, hạt chuỗi bằng đất nung được tìm thấy trong các di chỉ, chứng tỏ người nguyên thuỷ đã (1) biết làm nhiều đồ trang sức.
Trong các hang động thuộc văn hoá Hoà Bình đã tìm thấy dấu vết của các loại cây ăn quả, rau, đậu, chứng tỏ cư dân ở đây đã (2) bước đầu biết làm nông nghiệp.
(3) Chế độ công xã thị tộc gồm 2,3 thế hệ sống quần tụ, có cùng dòng máu, làm chung, hưởng chung.
(4) Nhờ có lao động, đôi bàn tay của người nguyên thuỷ dần trở nên khéo léo hơn, cơ thể cũng dần biến đổi để trở thành Người hiện đại.
B. Tự luận
Lời giải:
- Xã hội nguyên thủy kéo dài hàng triệu năm, trải qua 2 giai đoạn là: bầy người nguyên thủy và công xã thị tộc.
- Đặc điểm chính của các giai đoạn: bầy người nguyên thủy và công xã thị tộc.
|
Bầy người nguyên thủy |
Công xã thị tộc |
Dạng người |
Người tối cổ |
Người tinh khôn |
Đời sống Kinh tế |
- Biết ghè đẽo đá làm công cụ lao động - Tạo ra lửa; sống trong hang động. - Dựa vào săn bắt và hái lượm. |
- Biết mài đá để tạo ra công cụ sắc bén - Làm gốm, dệt vải, trồng trọt, chăn nuôi - Dựng lều bằng cành cây, xương thú. |
Tổ chức Xã hội |
- Sống thành từng bầy, có người đứng đầu, có sự phân công lao động giữa nam và nữ. |
- Sống quần tụ thành các thị tộc gồm 2 – 3 thế hệ có chung dòng máu. - Nhiều thị tộc chung dòng máu, sống cạnh nhau thành bộ lạc. |
Đời sống Tinh thần |
- Làm đồ trang sức. |
- Làm đồ trang sức. - Có tục chôn người chết. |
Lời giải:
Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thuỷ trên đất nước Việt Nam.
Đời sống vật chất |
- Công cụ lao động từng bước được cải tiến. - Sinh sống chủ yếu trong các hang động, mái đá hoặc các túp lều lợp bằng cỏ khô hay lá cây. - Phương thức lao động dần có sự chuyển biến từ: săn bắt – hái lượm sang trồng trọt và chăn nuôi. |
Tổ chức xã hội |
- Từng bước trải qua các giai đoạn: + Bầy người nguyên thủy: sống thành từng bầy… + Công xã thị tộc: thị tộc, bộ lạc. |
Đời sống tinh thần |
- Làm đồ trang sức bằng: đất nung, vỏ ốc biển. - Chế tạo nhạc cụ (đàn đá…). - Vẽ tranh trên vách hang. - Có tục chôn người chết và đời sống tâm linh. |
Trả lời:
- Việc người nguyên thuỷ biết trồng trọt và chăn nuôi có ý nghĩa:
+ Con người đã bước đầu chủ động được nguồn thức ăn, hạn chế phụ thuộc vào săn bắn, hái lượm.
+ Đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao,...
Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 6: Sự chuyển biến và phân hóa của xã hội nguyên thủy