Giải sách bài tập Lịch sử 10 Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh phương đông thời kì cổ - trung đại
Giải SBT Lịch sử 10 trang 30, 31, 32
Bài tập 1 trang 30, 31, 32 SBT Lịch sử 10: Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 17 dưới đây.
Câu 1 trang 30 SBT Lịch sử 10: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nội hàm của khái niệm văn minh?
A. Là tổng thể những giá trị vật chất, tinh thần của xã hội, hay của một nhóm người.
B. Là trạng thái phát triển cao của văn hoá.
C. Bắt đầu khi xã hội loài người xuất hiện nhà nước.
D. Khi con người đạt những tiến bộ về tổ chức xã hội, luân lí, kĩ thuật, chữ viết,…
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 2 trang 30 SBT Lịch sử 10: Những nền văn minh đầu tiên trên thế giới hình thành ở đâu?
A. Trung Quốc.
B. Ấn Độ.
C. Tây Á, Đông Bắc châu Phi.
D. Hy Lạp, La Mã.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
A. Chịu ảnh hưởng của nền văn minh A-rập trong một thời gian dài.
B. Tiếp tục phát triển sang thời kì trung đại.
C. Đạt nhiều thành tựu rực rỡ trên các lĩnh vực.
D. Hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
A. Tạo ra “Vùng đất đen” phì nhiêu, màu mỡ.
B. Cung cấp nước tưới cho cây trồng và nguồn nước cho sinh hoạt.
C. Quy tụ hai bên bờ nhiều thành phố và làng mạc.
D. Tạo thuận lợi cho việc xây dựng nhiều bến cảng lớn.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Câu 5 trang 31 SBT Lịch sử 10: Người đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại là
A. vua.
C. thiên tử.
B. hoàng đế.
D. pha-ra-ông.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Câu 6 trang 31 SBT Lịch sử 10: Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của người Ai Cập cổ đại là
A. tượng Nhân sự.
B. các kim tự tháp.
C. đền thờ các vị vua.
D. các khu phố cổ.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 7 trang 31 SBT Lịch sử 10: Từ thời cổ đại, so với các nền văn minh Ai Cập và Trung Hoa, điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Ấn Độ có điểm gì chung?
A. Được hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn.
B. Địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi cao và cao nguyên.
C. Đất nước ba mặt tiếp giáp biển.
D. Là một bán đảo nên có nhiều vùng, vịnh, hải cảng.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
A. Người A-ri-a gốc Trung Á chiếm đại bộ phận trong xã hội.
B. Xã hội chia thành nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau.
C. Sự tồn tại lâu dài và gây ảnh hưởng sâu sắc của chế độ đẳng cấp.
D. sự phân biệt về sắc tộc, chủng tộc rất sâu sắc.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 9 trang 31 SBT Lịch sử 10: Người A-ri-a là chủ nhân của nền văn minh nào ở Ấn Độ?
A. Văn minh sông Ấn.
B. Văn minh sông Hằng.
C. Văn minh Ấn Độ.
D. Văn minh Nam Ấn.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 10 trang 31 SBT Lịch sử 10: Tôn giáo nào không được khởi nguồn từ Ấn Độ?
A. Hồi giáo.
B. Phật giáo.
C. Hin-đu giáo.
D. Bà La Môn giáo.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 11 trang 31 SBT Lịch sử 10: Chủ nhân đầu tiên của nền văn minh Trung Hoa là tộc người nào?
A. Người Hoa Hạ.
B. Người Choang.
C. Người Mãn.
D. Người Mông Cổ.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
A. Các loại lâm thổ sản.
B. Vàng, bạc.
C. Tơ lụa, gốm sứ.
D. Hương liệu.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 13 trang 32 SBT Lịch sử 10: Loại chữ cổ nhất của người Trung Quốc là
A. chữ giáp cốt, kim văn.
B. chữ Hán.
C. chữ Kha-rốt-ti và Bra-mi.
D. chữ tượng hình viết trên giấy pa-pi-rút.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
A. Ai Cập.
B. Hy Lạp - La Mã.
C. Ấn Độ.
D. Trung Hoa.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
A. Văn minh Ấn Độ.
B. Văn minh Trung Hoa.
C. Văn minh Lưỡng Hà.
D. Văn minh Hy Lạp - La Mã.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
A. Kĩ thuật làm giấy.
B. Kĩ thuật làm lịch.
C. Thuốc súng.
D. La bàn.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
A. Nền văn minh Trung Hoa.
B. Nền văn minh Lưỡng Hà.
C. Nền văn minh Ai Cập.
D. Nền văn minh Hy Lạp - La Mã.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Giải SBT Lịch sử 10 trang 32, 33
A. Văn minh là trạng thái phát triển cao của nền văn hoá, bắt đầu khi loài người bước qua trình độ của thời kì dã man.
B. Văn hoá là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần con người đạt được.
C. Do vị trí địa lí, Ai Cập cổ đại sớm trở thành nơi giao lưu của nhiều dòng văn hoá thế giới.
D. Ấn Độ là nơi truyền bá nhiều tôn giáo lớn trên thế giới, tiêu biểu nhất làPhật giáo.
E. Người Trung Quốc xây dựng nền văn minh đầu tiên của mình ở lưu vực Trường Giang.
G. Những thành tựu của các nền văn minh ở phương Đông thời kì cổ - trung đại góp phần vào sự phát triển rực rỡ của các nền văn minh này, tuy nhiên ít có ảnh hưởng đến văn minh thế giới.
Trả lời:
- Những câu đúng là: A, B, C.
- Những câu sai là: D, E, G.
Giải SBT Lịch sử 10 trang 33, 34, 35
Bài tập 3 trang 33 SBT Lịch sử 10: Hãy so sánh khái niệm văn minh, văn hoá theo bảng dưới đây.
Tiêu chí so sánh |
Văn hóa |
Văn minh |
Giống nhau |
? |
|
Khác nhau |
? |
? |
Ví dụ |
? |
? |
Trả lời:
Tiêu chí so sánh |
Văn hóa |
Văn minh |
Giống nhau |
Đều là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử. |
|
Khác nhau |
Bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra từ khi xuất hiện cho đến nay |
Là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội. |
Ví dụ |
Người tối cổ phát minh ra cách lấy lửa |
- Chữ viết - Các công trình: đấu trường Cô-li-dê, Kim tự tháp… |
Bài tập 4 trang 33 SBT Lịch sử 10: Dựa vào bảng dưới đây:
Tên nền văn minh |
Thời gian |
Văn minh Ai Cập cổ đại |
Khoảng năm 3200 - năm 30 TCN |
Văn minh Lưỡng Hà cổ đại |
Khoảng cuối thiên niên kỉ IV TCN - giữa thiên niên kỉ I TCN |
Văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại |
Giữa thiên niên kỉ III TCN - năm 1857 |
Văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại |
Khoảng thế kỉ XXI TCN - năm 1911 |
Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại |
Khoảng cuối thiên niên kỉ III TCN - năm 476 |
Văn minh Tây Âu thời kì Phục hưng |
Thế kỉ XV - XVII (ở Tây Âu) |
Hãy:
4.1. Trình bày sự phát triển của một số nền văn minh tiêu biểu trên thế giới thời kỳ cổ - trung đại trên trục thời gian.
4.2. Nêu nhận xét về thời gian hình thành và lịch sử phát triển của các nền văn minh phương Đông và phương Tây thời kì cổ - trung đại.
Trả lời:
Phần 4.1: sơ đồ trục thời gian
Phần 4.2: Nhận xét:
+ Các nền văn minh cổ đại ở phương Đông được hình thành từ rất sớm, ngay từ khoảng đầu thiên niên kỉ IV TCN
+ So với phương Đông, nền văn minh Hi Lạp và La Mã cổ đại xuất hiện muộn hơn. Văn minh Hi Lạp và La Mã cổ đại đã phát triển rực rỡ và trở thành cơ sở của văn minh phương Tây sau này.
Nội dung |
Những thành tựu |
Chữ viết và văn học |
? |
Khoa học tự nhiên |
? |
Tôn giáo |
? |
Kiến trúc, điêu khắc |
? |
Trả lời:
Nội dung |
Những thành tựu |
Chữ viết và văn học |
- Sáng tạo ra chữ tượng hình từ khoảng hơn 3000 năm TCN. |
Khoa học tự nhiên |
- Toán học: sử dụng hệ số thập phân, phép tính cộng và trừ, biết tính diện tích hình tam giác, hình chữ nhật,... - Thiên văn học: sáng tạo ra kĩ thuật làm lịch dựa trên chu kì vận động của Mặt Trời đầu tiên trên thế giới. - Y học: có hiểu biết tương đối chính xác về các cơ quan trong cơ thể con người,... |
Tôn giáo |
- Sùng bái đa thần, thờ các vị thần tự nhiên, thần động vật. - Cư dân Ai Cập tin vào sự bất tử của linh hồn. |
Kiến trúc, điêu khắc |
- Cung điện, đền thờ và kim tự tháp là các loại hình kiến trúc tiêu biểu nhất của Ai Cập cổ đại. - Nhiều tác phẩm điêu khắc nổi tiếng, ví dụ như: tượng nhân sư; tượng bán thân Nữ hoàng Nê-phéc-ti… |
Nội dung |
Những thành tựu |
Tư tưởng |
? |
Chữ viết và văn học |
? |
Y học |
? |
Kĩ thuật |
? |
Kiến trúc, điêu khắc |
? |
Trả lời:
Nội dung |
Những thành tựu |
Tư tưởng |
- Sớm xuất hiện các học thuyết tư tưởng và tôn giáo. Ví dụ: Nho giáo, Đạo giáo, Mặc gia, Pháp gia… |
Chữ viết và văn học |
- Phát minh ra chữ viết từ rất sớm, gồm: chữ giáp cốt; kim văn; thạch cổ văn; chữ khắc trên thẻ tre, trúc… - Văn học Trung Hoa đồ sộ, đa dạng về thể loại, nội dung và phong cách nghệ thuật. Tiêu biểu là: thơ Đường luật; tiểu thuyết chương hồi thời Minh - Thanh… |
Y học |
- Chữa trị các loại bệnh bằng nhiều phương pháp như: dùng thuốc, châm cứu, giải phẫu,... - Nhiều thầy thuốc nổi tiếng: Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh,... |
Kĩ thuật |
- Bốn phát minh lớn, gồm: kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, thuốc súng và la bàn. |
Kiến trúc, điêu khắc |
- Các công trình kiến trúc tiêu biểu: Tử Cấm Thành, Di Hòa Viên; Thập Tam Lăng… - Hội hoạ rất đa dạng cả về đề tài, nội dung và phong cách. |
Bài tập 7 trang 34, 35 SBT Lịch sử 10: Quan sát hình ảnh dưới đây.
7.1. Nêu những hiểu biết của em về kim tự tháp trên.
Trả lời:
Phần 7.1: Hiểu biết về kim tự tháp
- Kim tự tháp là loại hình kiến trúc tiêu biểu nhất của người Ai Cập cổ đại.
- Cho tới nay, đã có 138 kim tự tháp ở Ai Cập được phát hiện, trong đó nổi tiếng nhất là quần thể kim tự tháp và tượng nhân sư ở Ghi-da.
- Để xây dựng kim tự tháp, người Ai Cập cổ đại đã sử dụng hàng triệu phiến đá vôi. Các phiến đá được mài nhẵn rồi ghép lại với nhau, nhưng mạch ghép kín tới mức một lá kim loại mỏng cũng không thể lách qua được…
- Phần lớn các nhà nghiên cứu thống nhất rằng, người Ai Cập cổ đại đã sử dụng mặt phẳng nghiêng để vận chuyển các khối đá và vật liệu lên cao để xây dựng kim tự tháp.
Phần 7.3: Giá trị của thành tựu văn minh
- Là minh chứng cho thấy sự lao động và sáng tạo tuyệt vời của cư dân Ai Cập cổ đại
- Phản ánh đời sống tâm linh của người Ai Cập cổ đại.
- Đóng góp quan trọng vào kho tàng văn minh nhân loại.
- Hiện nay, các kim tự tháp là địa điểm du lịch hấp dẫn thu hút du khách, đem lại nguồn lực kinh tế lớn cho Ai Cập.
Trả lời:
- Một số thành tựu văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại còn được bảo tồn cho đến ngày nay:
+ Trên lĩnh vực kiến trúc: các công trình Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành,... trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn thu hút du khách.
+ Trên lĩnh vực kĩ thuật: kĩ thuật làm giấy, la bàn…
+ Trên lĩnh vực y học: thuật châm cứu vẫn được áp dụng trong việc chữa bệnh.
+ Lĩnh vực văn học: nhiều tác phẩm văn học Trung Quốc thời cổ - trung đại trở thành niềm cảm hứng sáng tạo về đề tài cho ngành điện ảnh…
TƯ LIỆU: Một nhà du hành người A-rập đã viết: “Sông Nin của Ai Cập hơn hẳn các dòng sông khác trên thế giới về vị ngọt, độ dài và cả sự hữu ích của nó. Không dòng sông nào trên thế giới có thể quy tụ bên bờ của nó nhiều thành phố và làng mạc đến vậy”... Người Ai Cập gọi vùng đất phì nhiêu của họ là “Vùng đất đen” vì màu của phù sa và cây trồng rậm rạp trên đó. Ngoài dải đất dài và hẹp của những cánh đồng màu mỡ ấy là sa mạc (được họ gọi là “Vùng đất đỏ”).
(Theo Uy-li-am G. Đu-kho, Giắc-xơn G. Spi-en-vô-ghen, Lịch sử thế giới (bản tiếng Anh), NXB Oát-uốt, 2010, tr. 16)
Trả lời:
- Câu nói của Hê-rô-đốt khẳng định vị trí, vai trò đặc biệt của sông Nin đối với sự hình thành, phát triển của nền văn minh Ai Cập cổ đại và cả ngày nay. Cụ thể là:
+ Sông Nin cung cấp nguồn nước dồi dào cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất
+ Sông Nin bồi đắp phù sa, hình thành nên ở Ai Cập những đồng bằng rộng lớn, màu mỡ
+ Sông Nin còn là tuyến đường huyết mạch kết nối giữa các vùng ở Ai Cập, cũng như kết nối Ai Cập với các nước láng giềng,...
TƯ LIỆU: Giống như ở những nơi khác, Trung Quốc cổ đại phải đối mặt với thách thức do sự xuất hiện của các dân tộc du mục ở biên giới của mình. Tuy nhiên, không giống như Ha-ráp-pa, Xu-me và Ai Cập, Trung Quốc cổ đại đã vượt qua thách thức đó, nhiều thể chế và giá trị văn hoá của nền văn minh này vẫn tồn tại nguyên vẹn đến đầu thế kỉ XX. Vì lí do đó, nền văn minh Trung Hoa đôi khi được mô tả là nền văn minh tồn tại liên tục lâu đời nhất trên thế giới.
(Theo Uy-li-am G. Đu-khơ, Giắc-xơn G. Spi-en-Vô-ghen, Lịch sử thế giới (bản tiếng Anh), Sđd, tr. 68)
Trả lời:
- Đoạn tư liệu cho biết: dù phải đối mặt với nhiều thách thức, song nhiều giá trị của văn minh Trung Hoa vẫn tồn tại nguyên vẹn đến đầu thế kỉ XX - điều này đã góp phần khẳng định giá trị to lớn và sức sống bền bỉ của nền văn minh Trung Hoa thời cổ - trung đại.
- Ví dụ:
+ Sau khi xâm chiếm, lật đổ sự thống trị của nhà Tống, nhà Nguyên (vương triều ngoại tộc do người Mông Cổ lập nên) đã hoàn toàn duy trò bộ máy nhà nước, chế độ phân phong ruộng đất, chế độ thuế khóa… của các triều đại phong kiến trước đó ở Trung Quốc
+ Từ thời Hán, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của lực lượng phong kiến ở Trung Quốc; nhiều quan điểm, nội dung của Nho giáo vấn được duy trì cho đến hiện nay.
Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại
Đề kiểm tra giữa học kì 1 - Năm học 2022-2023
Bài 6: Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại