Sách bài tập Địa Lí 8 Bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam
Câu 1 trang 32 SBT Địa Lí 8: Lựa chọn đáp án đúng.
a) trang 32 SBT Địa Lí 8: Nhóm đất nào chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta?
A. Đất feralit.
B. Đất mùn trên núi.
C. Đất phù sa.
D. Đất khác.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
b) trang 32 SBT Địa Lí 8: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm của đất feralit?
A. Có màu đỏ vàng.
B. Đất chua.
C. Nghèo các chất badơ.
D. Giàu mùn.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
c) trang 32 SBT Địa Lí 8: Đất phù sa có
A. lớp vỏ phong hoá dày.
B. tầng đất mỏng.
C. độ phì cao.
D. nhiều ôxít sắt và ôxít nhôm.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
d) trang 32 SBT Địa Lí 8: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm của đất mùn trên núi?
A. Tầng đất mỏng.
B. Nhiều ôxít sắt.
C. Giàu mùn.
D. Có màu đen.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
A. 25%.
B. 30%.
C. 35%.
D. 40%.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
g) trang 32 SBT Địa Lí 8: Khu vực có nguy cơ lớn bị hoang mạc hoá là
A. duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. đồng bằng sông Cửu Long.
D. Bắc Trung Bộ.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 2 trang 32 SBT Địa Lí 8: Trong các câu sau, câu nào đúng về thổ nhưỡng ở nước ta?
a) Việt Nam có nhiều nhóm đất và loại đất có tính chất khác nhau.
b) Đất feralit hình thành trên đá badan và đá vôi có độ phì cao nhất trong nhóm đất feralit.
c) Đất feralit và đất phù sa nước ta có giá trị sử dụng cao trong ngành thuỷ sản.
d) Ở Việt Nam có khoảng 10 triệu ha đất bị thoái hoá.
e) Nước ta có lớp phủ thổ nhưỡng dày.
Trả lời:
- Câu đúng là: a), b); d), e)
Trả lời:
- Lớp phủ thổ nhưỡng nước ta có tính chất nhiệt đới gió mùa:
+ Khí hậu nóng ẩm của nước ta đã làm cho quá trình phong hoá đá mẹ diễn ra mạnh mẽ tạo ra một lớp phủ thổ nhưỡng dày.
+ Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng ở nước ta, hình thành các loại đất feralit điển hình cho thổ nhưỡng Việt Nam. Đất có đặc điểm nghèo mùn, chua.
+ Tính chất phân mùa của khí hậu Việt Nam với sự xen kẽ giữa hai mùa khô và mưa đã làm tăng cường quá trình tích luỹ ôxít sắt, ôxít nhôm tạo thành các tầng kết von hoặc đá ong ở vùng trung du, miền núi.
+ Lượng mưa lớn lại tập trung vào mùa mưa làm gia tăng hiện tượng xói mòn, rửa trôi ở vùng đồi núi. Đất bị xói mòn, rửa trôi sẽ theo các dòng chảy ra sông ngòi và bồi tụ ở vùng đồng bằng hình thành đất phù sa.
- Nhóm đất feralit
- Nhóm đất phù sa
- Nhóm đất mùn trên núi
Trả lời:
Đặc điểm phân bố của các nhóm đất chính nước ta:
- Nhóm đất feralit: phân bố ở các tỉnh trung du và miền núi, từ độ cao khoảng 1600 - 1700 m trở xuống.
- Nhóm đất phù sa: phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Nhóm đất mùn trên núi: phân bố rải rác ở các vùng núi có độ cao từ khoảng 1600 - 1700 m trở lên.
Nhóm đất |
Đất feralit |
Đất phù sa |
Nguồn gốc hình thành |
||
Diện tích |
||
Đặc điểm |
Trả lời:
Nhóm đất |
Đất feralit |
Đất phù sa |
Nguồn gốc hình thành |
Hình thành trên các đá mẹ khác nhau |
Hình thành do sản phẩm bồi đắp của phù sa các hệ thống sông và phù sa biển |
Diện tích |
Hơn 65% diện tích đất tự nhiên |
Khoảng 24% diện tích đất tự nhiên |
Đặc điểm |
Có màu đỏ vàng, lớp vỏ phong hoá dày, đất thoáng khí, dễ thoát nước, đất chua, nghèo các chất badơ và mùn |
Độ phì cao, rất giàu chất dinh dưỡng |
Nhóm đất feralit phân bố ở độ cao khoảng (1)……………... Có nhiều loại đất feralit. Trong đó, đất feralit hình thành trên đá vôi phân bố chủ yếu ở (2)……………….; đất feralit hình thành trên đá badan phân bố tập trung ở (3)……………..
Đất mùn trên núi phân bố rải rác ở các vùng núi có độ cao từ khoảng (4)............... Đất mùn trên núi được hình thành trong điều kiện khí hậu (5) …………...., nhiệt độ thấp khiến quá trình phong hoá, phân giải các chất hữu cơ diễn ra chậm nên đất (6)...................; địa hình cao, độ dốc lớn nên (7) …………....
Trả lời:
Nhóm đất feralit phân bố ở độ cao khoảng (1) 1 600 - 1 700 m trở xuống. Có nhiều loại đất feralit. Trong đó, đất feralit hình thành trên đá vôi phân bố chủ yếu ở (2) Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ; đất feralit hình thành trên đá badan phân bố tập trung ở (3) Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
Đất mùn trên núi phân bố rải rác ở các vùng núi có độ cao từ khoảng (4) 1 600 - 1 700 m trở lên. Đất mùn trên núi được hình thành trong điều kiện khí hậu (5) cận nhiệt đới và ôn đới núi cao, nhiệt độ thấp khiến quá trình phong hoá, phân giải các chất hữu cơ diễn ra chậm nên đất (6) giàu mùn; địa hình cao, độ dốc lớn nên (7) tầng đất mỏng.
Câu 7 trang 33 SBT Địa Lí 8: Hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau về giá trị sử dụng của đất phù sa:
Trả lời:
Trả lời:
♦ Yêu cầu a) Ghép các thông tin theo thứ tự sau:
1 – g); e); b) |
2 – c) |
3 – a), d) |
♦ Yêu cầu b) Ghép các thông tin theo thứ tự sau:
1 – c) |
2 – a) |
3 – b) |
Câu 9 trang 34 SBT Địa Lí 8: Chỉ ra các giá trị sử dụng của đất feralit trong các ý dưới đây.
a) Đất thích hợp để phát triển rừng sản xuất với các loại cây như thông, bạch đàn,... và nhiều loại cây gỗ lớn khác.
b) Đất được khai thác để trồng cây lương thực.
c) Đất được khai thác chủ yếu để trồng các cây công nghiệp lâu năm.
d) Vùng đất ở ven biển nơi có rừng ngập mặn phát triển phù hợp để nuôi trồng thuỷ sản.
e) Đất phù hợp để trồng các cây dược liệu.
g) Đất thích hợp để phát triển các vùng trồng cây ăn quả.
h) Đất phù hợp để trồng các cây công nghiệp hàng năm.
Trả lời:
- Các ý thể hiện giá trị sử dụng của đất feralit: a), c), e), g).
Đất feralit |
Đất phù sa |
|
Trả lời:
Đất feralit |
Đất phù sa |
Hồi, sầu riêng, keo, thông, thảo quả, vải, cam, bạch đàn, tam thất, quế |
Ngô, thuốc lá, sầu riêng, chôm chôm, lúa, cam, bông, khoai, đậu tương |
Trả lời:
(*) Chú ý: Học sinh điền các thông tin sau vào sơ đồ
♦ Nguyên nhân
- Do tự nhiên: Nước ta có 3/4 diện tích đất ở vùng đồi núi, có độ dốc cao; lượng mưa lớn và tập trung theo mùa; do biến đổi khí hậu.
- Do con người: Phá rừng để lấy gỗ, đốt rừng làm nương rẫy; sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp nhưng chưa quan tâm đến việc cải tạo đất, lạm dụng các chất hoá học trong sản xuất.
♦ Hiện trạng
- Diện tích đất bị thoái hoá ở Việt Nam chiếm hơn 30% diện tích cả nước.
- Một số biểu hiện của thoái hoá đất ở Việt Nam:
+ Đất ở trung du và miền núi bị rửa trôi, xói mòn, bạc màu, trở nên khô cằn, nghèo dinh dưỡng.
+ Đất ở nhiều vùng cửa sông, ven biển bị nhiễm mặn, nhiễm phèn. Diện tích đất phèn, đất mặn có xu hướng ngày càng tăng.
♦ Một số giải pháp
- Bảo vệ rừng và trồng rừng: bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, ven biển; trồng cây phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.
- Củng cố và hoàn thiện các hệ thống đê ven biển, hệ thống công trình thuỷ lợi.
- Bổ sung các chất hữu cơ cho đất.
Trả lời:
- Nhóm đất chủ yếu ở địa phương em (Hà Nội) là đất phù sa.
- Giá trị sử dụng của đất phù sa:
+ Trong nông nghiệp: phù sa là nhóm đất phù hợp để sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm và cây ăn quả.
+ Trong thủy sản: đất phù sa ở các cửa sông, ven biển có nhiều lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản. Vùng đất phèn, đất mặn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt thuỷ sản. Ở các rừng ngập mặn ven biển, các bãi triều ngập nước và ở cửa sông lớn thuận lợi cho nuôi trồng nhiều loại thuỷ sản nước lợ và nước mặn.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Địa lí lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam
Bài 11: Phạm vi biển đông. Vùng biển đảo và đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam
Bài 12: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên biển đảo Việt Nam