Sách bài tập Địa Lí 8 Bài 10: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước
Câu 1 trang 40 SBT Địa Lí 8: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.
1. trang 40 SBT Địa Lí 8: Ở nước ta, nền nông nghiệp chủ yếu mang tính chất
A. cận nhiệt. B. nhiệt đới. C. ôn đới. D. xích đạo.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
2. trang 40 SBT Địa Lí 8: Đồng bằng sông Hồng là vùng chuyên canh
A. cây công nghiệp lâu năm. B. cây dược liệu.
C. cây cận nhiệt và ôn đới. D. cây lương thực, thực phẩm.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
3. trang 40 SBT Địa Lí 8: Ý nào sau đây không đúng về ảnh hưởng của khí hậu đến nông nghiệp nước ta?
A. Dễ gây phát sinh sâu bệnh, giảm năng suất cây trồng, vật nuôi.
B. Tạo điều kiện phát triển mạnh các cây trồng của vùng ôn đới.
C. Nhiều thiên tai gây thiệt hại nặng nề đến nông nghiệp.
D. Cho phép phát triển nhiều cây trồng và vật nuôi có giá trị.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
4. trang 40 SBT Địa Lí 8: Một số cây ăn quả nhiệt đới ở nước ta là
A. chuối, đu đủ, sầu riêng, xoài. B. chuối, đu đủ, đào, mận.
C. chuối, đu đủ, dâu, đào. D. chuối, đu đủ, lê, cam.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
A. cao su, hồ tiêu, cà phê. B. chè, hồ tiêu, cà phê.
C. cà phê, chè, cao su. D. chè, quế, hồi.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
A. cao su, hồ tiêu, cà phê. B. chè, hồ tiêu, cà phê.
C. cà phê, chè, cao su. D. chè, quế, hồi.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
7. trang 40 SBT Địa Lí 8: Ý nào sau đây không đúng về ngành trồng trọt ở nước ta?
A. Hoạt động trồng trọt ở nước ta diễn ra quanh năm.
B. Sản phẩm của ngành trồng trọt đa dạng.
C. Hoạt động trồng trọt ở nước ta có nhiều hình thức canh tác.
D. Hoạt động trồng trọt ở nước ta diễn ra chủ yếu vào mùa hạ.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
A. Khí hậu tạo tính mùa: mùa hè là mùa du lịch quan trọng ở nước ta.
B. Khí hậu thuận lợi giúp nước ta phát triển du lịch ở mọi địa phương.
C. Khí hậu nước ta không phù hợp cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng.
D. Khí hậu nước ta phân hoá tạo nhiều điểm du lịch hấp dẫn.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
9. trang 40 SBT Địa Lí 8: Địa điểm du lịch nào sau đây ở vùng núi cao của nước ta?
A. Huế. B. Phú Quốc. C. Sa Pa. D. Nha Trang.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
A. Lâm Viên. B. Di Linh. C. Kon Tum. D. Đắk Lắk.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
A. 900 m. B. 1 000 m. C. 1 200 m. D. 1 500 m.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
12. trang 40 SBT Địa Lí 8: Sa Pa thuộc vùng nào sau đây?
A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Tây Nguyên. D. Trường Sơn Bắc.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
A. Sa Pa. B. Tam Đảo. C. Đà Lạt. D. Buôn Ma Thuột.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
14. trang 40 SBT Địa Lí 8: Địa điểm du lịch nào sau đây có số giờ nắng trên 2 100 giờ/năm?
A. Sa Pa. B. Tam Đảo. C. Đà Nẵng. D. Đà Lạt.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
15. trang 40 SBT Địa Lí 8: Ý nào sau đây không đúng về sử dụng tổng hợp tài nguyên nước?
A. Có vai trò quan trọng đối với phát triển bền vững.
B. Giúp gắn kết, hợp tác giữa các địa phương.
C. Gây ô nhiễm môi trường nước.
D. Giúp đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Hình ảnh |
Ảnh hưởng của khí hậu tới sản xuất nông nghiệp |
Hình 10.1. Xen canh các loại cây trồng Hình 10.2. Một số sản phẩm nông sản ở nước ta Hình 10.3. Tuyết lạnh (lũ lụt) gây mất mùa Hình 10.4. Đồng ruộng khô hạn |
Thuận lợi. ……………………….. Khó khăn: ………………………… |
Trả lời:
Hình ảnh |
Ảnh hưởng của khí hậu tới sản xuất nông nghiệp |
Hình 10.1. Xen canh các loại cây trồng Hình 10.2. Một số sản phẩm nông sản ở nước ta Hình 10.3. Tuyết lạnh (lũ lụt) gây mất mùa Hình 10.4. Đồng ruộng khô hạn |
Thuận lợi: + Tạo nên sự đa dạng về sản phẩm nông nghiệp, gồm sản phẩm vùng nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới; + Thúc đẩy hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp lớn trên khắp cả nước như: vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu cận nhiệt và ôn đới ở Trung du và miền núi Bắc Bộ; vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên; vùng chuyên canh cây lúa ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long,... Khó khăn: - Nhiều thiên tai thường xuyên xảy ra (ví dụ: bão, lũ lụt, hạn hán, gió Tây khô nóng, sương muối, mưa đá...) gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. - Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho sâu bệnh, dịch bệnh, nấm mốc phát triển gây hại cho cây trồng, vật nuôi. |
Mức độ thuận lợi của khí hậu đối với hoạt động du lịch ở một số địa phương của nước ta
Trả lời:
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa theo mùa và theo đai cao ở nước ta đã tác động trực tiếp đến sự hình thành các điểm du lịch, loại hình du lịch, mùa vụ du lịch…
+ Ở các khu vực đồi núi, sự phân hoá khí hậu theo độ cao tạo điều kiện phát triển các loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, tham quan… Các vùng núi cao có khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành là cơ sở để tạo nên các điểm du lịch, như: Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Bà Nà (Đà Nẵng), Đà Lạt (Lâm Đồng),…
+ Sự phân hoá của khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam ảnh hưởng đến mùa vụ du lịch của hai miền. Các hoạt động du lịch biển ở miền Bắc hầu như chỉ diễn ra vào mùa hạ còn ở miền Nam có thể diễn ra quanh năm.
Trả lời:
Sapa là một trong những thị trấn vùng cao của tỉnh Lào Cai và được nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam thị trấn Sapa nằm ở độ cao 1600m so với mực nước biển. Thị trấn Sapa các thành phố Lào Cai khoảng hơn 30 km.
Sapa với diện tích khoảng 678 km2 và đây là địa bàn sinh sống chủ yếu của người dân tộc H’Mông, Dao, Tày, Giáy, Kinh, Hoa. Sapa là một vùng đất mang trong mình một vẻ đẹp lặng lẽ ẩn chứa bao nhiêu điều tươi điểm cùng với đó là phong cảnh thiên nhiên kỳ diêu. Sapa có sự kết hợp giữa con người bản địa, núi đồi cùng với đó là màu xanh của thiên nhiên. Đến với nơi đây du khách sẽ cảm nhận được bầu không khí trong lành của thiên nhiên cùng với đó là sự hài hoà của bầu không khí
Nằm ở độ cao khoảng 1500 m khí hậu của Sapa mang đến cho du khách giống như bạn đang được đặt chân đến một vùng đất ôn đới với nhiệt độ trung bình khoảng 15 – 18 độ C.
Sapa cũng được ví giống như là một vùng đất Đà Lạt thu nhỏ của Việt Nam, chính vì vậy đến đây khách du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành giống như một vùng đất của Đà Lạt. Sapa được toạ lạc ở độ cao 1650 m so với mực nước biển chính vì vậy đến với nơi này những địa điểm tham quan đầy thú nhất nhất ở Việt Nam.
Bạn có thể tận hưởng được bầu không khí của 4 mùa trong năm, buổi sáng giống như thời tiết của mùa xuân có chút se lạnh của những đợt gió lạnh đêm qua hay những làn sương mờ ảo của vùng núi cao. Nhưng đến trưa nắng khi những ánh mặt trời bắt đầu xuất hiện le lói trên bầu trời, khi này những tia nắng đã xua tan đi cái lạnh của buổi sáng bạn, khi đó bạn đến đây sẽ cảm nhận được cái nóng của ngày hè.
Đến tầm chiều lúc này khi ánh mặt trời bắt đầu lặn xuống lúc này nhiệt độ có chút phần giảm đến đây du khách sẽ cảm nhận được cái se lạnh giống như gió mùa thu tại Sapa, khi này ra ngoài được bạn nên khoác trên mình một chiếc áo mỏng nhẹ. Buổi tối khi màn đêm buông xuống Sapa lại mang đến cho bạn một bầu không khí lạnh, cái lạnh của vùng đất Tây Bắc mang đến cho du khách một sự thích thú đầy hấp dẫn và thú vị.
Những ngày nắng nóng bạn đang muốn tìm kiếm cho mình một địa điểm dừng chân để tránh nóng vậy đừng có ngần ngại gì mà không đến với địa điểm du lịch Sapa nổi tiếng và hấp dẫn này.
Hình 10.5. Sử dụng tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Đồng Nai
Trả lời:
- Tài nguyên nước ở các lưu vực sông có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, như:
+ Cung cấp nước sinh hoạt.
+ Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
+ Phát triển các ngành kinh tế, như: thủy điện, giao thông đường thủy, nuôi trồng thủy sản và du lịch,…
=> Do đó, việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở lưu vực sông để đáp ứng nhu cầu cho cộng đồng dân cư là rất quan trọng.
- Sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông có tầm quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của con người và phát triển bền vững kinh tế:
+ Đảm bảo sử dụng hợp lí nguồn nước, tránh gây ô nhiễm môi trường nước;
+ Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế;
+ Gắn kết, hợp tác giữa các địa phương trong lưu vực về việc sử dụng nguồn tài nguyên nước.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Địa lí lớp 8 Chân trới sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 9: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam
Bài 11: Đặc điểm chung và sự phân bố của lớp phủ thổ nhưỡng
Bài 12: Sử dụng hợp lí tài nguyên đất
Bài 13: Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học