Sách bài tập Địa Lí 8 Bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam
A. Quá trình fe-ra-lit.
B. Quá trình pốt-dôn.
C. Quá trình thoái hoá.
D. Quá trình xói mòn - rửa trôi - tích tụ.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng ở nước ta không điển hình ở quá trình pốt-dôn.
Câu 2 trang 71 SBT Địa Lí 8: Quá trình hình thành đất đặc trưng ở vùng nhiệt đới ẩm gió mùa là
A. quá trình fe-ra-lit.
B. quá trình pôt-dân.
C. quá trình thoái hoá.
D. quá trình mặn hoá.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Quá trình hình thành đất đặc trưng ở vùng nhiệt đới ẩm gió mùa là quá trình fe-ra-lit.
Câu 3 trang 71 SBT Địa Lí 8: Quá trình tích tụ thường xảy ra ở khu vực nào sau đây?
A. Đồi núi và trung du.
B. Cao nguyên và đồng bằng.
C. Đồng bằng và vùng cửa sông.
D. Đồi núi và ven suối.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Quá trình tích tụ thường xảy ra ở khu vực đồng bằng và vùng cửa sông.
A. Vận chuyển - tích tụ.
B. Xói mòn - rửa trôi.
C. Mài mòn - sạt lở.
D. Rửa trôi - tích tụ.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Đất ở khu vực đồi núi nước ta bị thoái hoá nhanh là do quá trình xói mòn - rửa trôi.
Câu 5 trang 71 SBT Địa Lí 8: Nhóm đất nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta?
A. Nhóm đất fe-ra-lit.
B. Nhóm đất phù sa.
C. Nhóm đất mùn.
D. Nhóm đất xám.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Nhóm đất fe-ra-lit chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta (khoảng 65%)
Câu 6 trang 71 SBT Địa Lí 8: Đất đỏ ba-dan có đặc điểm nào sau đây?
A. Chua, nghèo mùn, tầng đất mỏng.
B. Màu nâu, tầng đất mỏng, nhiều sét.
C. Tơi, xốp, nghèo mùn, tầng đất mỏng.
D. Màu đỏ vàng, tầng đất dày, giàu dinh dưỡng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Đất đỏ ba-dan có đặc điểm: màu đỏ vàng, tầng đất dày, giàu dinh dưỡng.
Câu 7 trang 72 SBT Địa Lí 8: Vùng nào sau đây của nước ta tập trung nhiều đất đỏ ba-dan?
A. Bắc Trung Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Đông Bắc.
D. Tây Bắc.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Khi vực Tây Nguyên tập trung nhiều đất đỏ ba-dan
Câu 8 trang 72 SBT Địa Lí 8: Vùng nào sau đây của nước ta tập trung nhiều đất phù sa nhất?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Duyên hải miền Trung.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tập trung nhiều đất phù sa nhất
Câu 9 trang 72 SBT Địa Lí 8: Ghép ý ở cột A với ý ở cột B sao cho phù hợp.
Lời giải:
Ghép các thông tin theo thứ tự sau:
1 – B; G; E; 2 – D; C; H; 3 – A, I
Câu 10 trang 72 SBT Địa Lí 8: Dựa vào bảng số liệu sau:
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích các nhóm đất chính ở Việt Nam năm 2020.
b) Nhóm đất nào chiếm tỉ lệ lớn nhất? Tại sao?
Lời giải:
♦ Yêu cầu a) Vẽ biểu đồ
♦ Yêu cầu b) Nhóm đất fe-ra-lit chiếm tỉ lệ (diện tích) lớn nhất. Do vị trí địa lí nước ta nằm ở khu vực nhiệt đới ẩm, địa hình chủ yếu là đồi núi thấp nên quá trình hình thành đất fe-ra-lit diễn ra nhanh.
Câu 11 trang 72 SBT Địa Lí 8: Quan sát các hình sau:
Cho biết việc bón phân hoá học hay sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ có tác động như thế nào đối với đất. Tại sao?
Lời giải:
- Việc bón nhiều phân hoá học và phun thuốc bảo vệ thực vật sẽ làm cho đất bị thoái hoá. Vì phân hoá học sẽ làm cho đất ngày càng chặt, mất dần chất dinh dưỡng, đất trở nên chua,...; phun thuốc bảo vệ thực vật sẽ làm ô nhiễm đất, chất độc xâm nhập vào sâu trong đất, cần rất nhiều thời gian để phân huỷ.
b) Em có liên hệ gì với bản thân mình trong việc bảo vệ tài nguyên đất của nước ta?
Lời giải:
♦ Yêu cầu a) Một số giải pháp chống thoái hoá đất thường được người dân sử dụng là:
- Trồng cây che phủ bề mặt.
- Sử dụng các loại phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp.
- Xây dựng công trình thuỷ lợi để cung cấp nước vào mùa khô, khắc phục tình trạng đất bị khô hạn.
- Luân canh các loại cây trồng quanh năm.
♦ Yêu cầu b) Là học sinh, để góp phần bảo vệ tài nguyên đất, em có thể có những hành động như: phân loại và xử lí rác thải sinh hoạt đúng quy định, tham gia vào các hoạt động cộng đồng như: trồng cây, tuyên truyền mọi người chung tay bảo vệ tài nguyên đất,...
Xem thêm các bài giải sách bài tập Địa lí lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam
Bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam