Giải SBT Công nghệ 7 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Ngành thủy sản ở Việt Nam

Với giải sách bài tập Công nghệ 7 Bài 12: Ngành thủy sản ở Việt Nam sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Công nghệ 7 Bài 12. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Công nghệ 7 Bài 12: Ngành thủy sản ở Việt Nam

Giải SBT Công nghệ 7 trang 62

Câu 1 trang 62 SBT Công nghệ 7: Em hãy điền vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế Việt Nam vào mỗi hình minh họa dưới đây.

Sách bài tập Công nghệ 7 Bài 12: Ngành thủy sản ở Việt Nam - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Hình

Vai trò

a

Cung cấp nguyên liệu cho ngành chăn nuôi và các ngành công nghiệp khác

b

Cung cấp thực phẩm cho con người

c

Xuất khẩu thủy sản

d

Cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm.

e

Góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo chủ quyền quốc gia.

Câu 2 trang 62 SBT Công nghệ 7: Vì sao nói nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nuôi thủy sản?

A. Nước ta có bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn

B. Nước ta có nhiều giống thủy sản mới, lạ.

C. Nước ta có diện tích trồng lúa bao phủ khắp cả nước

D. Người dân nước ta cần cù, chịu khó, ham học hỏi

Trả lời:

Đáp án đúng: A

Giải thích: Việt Nam có đường bờ biển dài với vùng đặc quyền kinh tế biển rộng, có nhiều vịnh, hải đảo nên thuận lợi cho nuôi nhiều loại thủy sản có giá trị như cá biển, tôm hùm, đồi mồi, ngọc trai, ..,

Câu 3 trang 62 SBT Công nghệ 7: Ở nước ta, tỉnh nào nuôi tôm nhiều?

A. Tỉnh Cà Mau

B. Tỉnh Quảng Ninh

C. Tỉnh Quảng Nam

D. Tỉnh Đồng Nai

Trả lời:

Đáp án đúng: A

Giải thích: Tôm thường được nuôi ở vùng ao, đầm ven biển hoặc các bãi bồi ở các tỉnh ven biển miền Trung, miền Nam; nhiều nhất là các tỉnh Nam Bộ như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Kiên Giang.

Giải SBT Công nghệ 7 trang 63

Câu 4 trang 63 SBT Công nghệ 7: Cá tra được nuôi nhiều ở tỉnh nào?

A. Tỉnh Thanh Hóa

B. Tỉnh An Giang

C. Tỉnh Hải Dương

D. Tỉnh Bình Định

Trả lời:

Đáp án đúng: B

Giải thích: Cá tra, cá basa được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long như Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, …

Câu 5 trang 63 SBT Công nghệ 7: Đặc điểm sinh trưởng của cá tra như thế nào?

A. Cá tra là cá nước ngọt, thuộc họ cá da trơn, chịu được lượng oxygen thấp, có thể sống ở vùng nước lợ hay nước phèn có độ PH trên 5,5 và nhiệt độ từ 25 – 320C nên được nuôi với mật độ cao trong ao đất hoặc lồng, bè.

B. Cá tra là loài cá biển, được nuôi nhiều trên các lồng trên biển và chịu được nước biển có độ mặn cao.

C. Cá tra là loại cá da trơn, chịu được lượng oxygen cao, môi trường sống là nước ngọt, nước lợ và chịu được nhiệt độ thấp từ 12 – 180C nên cá tra nên được nuôi nhiều ở vùng cao nguyên.

D. Cá tra là cá nước lợ, da có vảy, chịu được nhiệt độ cao, được nuôi trong các lồng, bè ở các vùng nước mặn.

Trả lời:

Đáp án đúng: A

Giải thích: Cá tra là cá nước ngọt, thuộc họ cá da trơn, chịu được lượng oxygen thấp, có thể sống ở vùng nước lợ hay nước phèn có độ PH trên 5,5 và nhiệt độ từ 25 – 320C nên được nuôi với mật độ cao trong ao đất hoặc lồng, bè.

Câu 6 trang 63 SBT Công nghệ 7: Khu vực nào ở nước ta nuôi cá tra, cá ba sa để xuất khẩu?

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Đồng bằng sông Cửu Long

C. Đồng bằng Nam Trung Bộ

D. Tất cả các câu trên đều đúng

Trả lời:

Đáp án đúng: B

Giải thích: Cá tra, cá basa được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long như Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, …

Câu 7 trang 63 SBT Công nghệ 7: Quan sát hình ảnh và hoàn thành bảng bên dưới về đối tượng nuôi và môi trường, đặc điểm sống của các loài trong mỗi hình.

Sách bài tập Công nghệ 7 Bài 12: Ngành thủy sản ở Việt Nam - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Hình

Đối tượng nuôi

Môi trường, đặc điểm sống

a

 

 

b

 

 

c

 

 

d

 

 

e

 

 

f

 

 

Trả lời:

Hình

Đối tượng nuôi

Môi trường, đặc điểm sống

a

Tôm sú

(thủy sản nước lợ): ao, đầm ven biển hoặc các bãi bồi..

b

Tôm thẻ chân trắng 

(thủy sản nước lợ): ao, đầm ven biển hoặc các bãi bồi..

c

Cá basa

(nước lợ hoặc nước phèn): ao đấy hoặc trong lồng bè.

d

Cá mú 

(nước mặn): lồng bè ở ven biển hoặc vùng vịnh.

e

Tôm càng xanh

(môi trường nước ngọt): ao, ruộng lúa.

f

Cá rô phi

(nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn): sông, suối, kênh, rạch, ao, hồ

Giải SBT Công nghệ 7 trang 64

Câu 8 trang 64 SBT Công nghệ 7: Đánh dấu ٧ vào ô trống trước những nội dung không đúng về vai trò của ngành nuôi thủy sản đối với nền kinh tế nước ta.

 

Góp phần đáp ứng nhu cầu về thực phẩm của con người

 

Góp phần cải thiện đời sống cho người lao động

 

Giảm thiểu ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu

 

Tận dụng được nguồn thức ăn trong thiên nhiên và thức ăn thừa của con người

 

Tạo nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp chăn nuôi và các ngành công nghiệp khác

 

Nuôi thủy sản có thể tạo đà cho phát triển ngành trồng trọt và chăn nuôi

 

Góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo chủ quyền quốc gia

Trả lời:

 

Góp phần đáp ứng nhu cầu về thực phẩm của con người

 

Góp phần cải thiện đời sống cho người lao động

٧

Giảm thiểu ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu

٧

Tận dụng được nguồn thức ăn trong thiên nhiên và thức ăn thừa của con người

 

Tạo nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp chăn nuôi và các ngành công nghiệp khác

٧

Nuôi thủy sản có thể tạo đà cho phát triển ngành trồng trọt và chăn nuôi

 

Góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo chủ quyền quốc gia

Câu 9 trang 64 SBT Công nghệ 7: Việc nuôi thủy sản có giá trị kinh tế đem lại lợi ích như thế nào? Hãy đánh dấu ٧ vào ô đúng hoặc không đúng cho phù hợp.

STT

Lợi ích

Đúng

Không đúng

1

Đem lại nguồn thu ngoại tệ cho địa phương và quốc gia

 

 

2

Tận dụng được tài nguyên mặt nước ở địa phương

 

 

3

Tận dụng được các nguồn thức ăn tự nhiên ở ruộng lúa, ao, hồ, sông, ngòi.

 

 

4

Làm cho các loài tôm, cá ngàu càng đa dạng, phong phú về chủng loại

 

 

5

Giảm bớt sự ô nhiễm môi trường

 

 

6

Tạo được việc làm cho nhiều lao động ở địa phương

 

 

7

Đem lại lợi nhuận cao cho người nuôi thủy sản

 

 

Trả lời:

STT

Lợi ích

Đúng

Không đúng

1

Đem lại nguồn thu ngoại tệ cho địa phương và quốc gia

٧

 

2

Tận dụng được tài nguyên mặt nước ở địa phương

٧

 

3

Tận dụng được các nguồn thức ăn tự nhiên ở ruộng lúa, ao, hồ, sông, ngòi.

 

٧

4

Làm cho các loài tôm, cá ngày càng đa dạng, phong phú về chủng loại

٧

 

5

Giảm bớt sự ô nhiễm môi trường

 

٧

6

Tạo được việc làm cho nhiều lao động ở địa phương

٧

 

7

Đem lại lợi nhuận cao cho người nuôi thủy sản

٧

 

Giải SBT Công nghệ 7 trang 65

Câu 10 trang 65 SBT Công nghệ 7: Địa phương em có lợi thế nào về nuôi thủy sản? Em hãy đề xuất biện pháp để phát huy những lợi thế đó.

Trả lời:

* Địa phương em có lợi thế về nuôi thủy sản:

+ Hệ thống sông ngòi, kênh rạch, hồ chứa, ao đầm,... là vùng nuôi thuỷ sản nước ngọt 

+ Nhân lực dồi dào

* Đề xuất biện pháp để phát huy những lợi thế đó:

Đào tạo nhân lực có trình độ.

Xem thêm lời giải sách bài tập Công nghệ lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 11: Kĩ thuật chăn nuôi gà thịt thả vườn

Ôn tập Chương 4 và 5

Bài 13: Quy trình kĩ thuật nuôi thuỷ sản

Bài 14: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản

Ôn tập Chương 6

Câu hỏi liên quan

Đáp án đúng: B
Xem thêm
Đáp án đúng: A
Xem thêm
Đáp án đúng: A
Xem thêm
Đáp án đúng: B
Xem thêm
Đáp án đúng: A
Xem thêm
* Địa phương em có lợi thế về nuôi thủy sản:
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Ngành thủy sản ở Việt Nam - sbt
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!