Giải Chuyên đề Vật lí 11 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Cường độ trường hấp dẫn

1900.edu.vn xin giới thiệu giải Chuyên đề Vật lí 11 Bài 3: Cường độ trường hấp dẫn sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm Chuyên đề học tập Vật lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề Vật lí 11 Bài 3: Cường độ trường hấp dẫn

Mở đầu trang 15 Chuyên đề Vật Lí 11: Các nhà khoa học đã tính toán được rằng, xét cùng một vật, khi lần lượt đặt trên bề mặt của Mặt Trăng và Trái Đất thì độ lớn lực hấp dẫn do Mặt Trăng tác dụng lên vật chỉ bằng khoảng 17% độ lớn lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật. Ta có thể khẳng định trường hấp dẫn của Mặt Trăng luôn yếu hơn Trái Đất hay không? Đại lượng nào đặc trưng cho độ mạnh yếu của trường hấp dẫn tại một điểm xác định trong không gian?

Lời giải:

Để khẳng định trường hấp dẫn của một vật ta phải sử dụng khái niệm cường độ trường hấp dẫn.

1. Khái niệm cường độ trường hấp dẫn

Câu hỏi 1 trang 15 Chuyên đề Vật Lí 11: Đặt vật có khối lượng m vào một vị trí xác định trong trường hấp dẫn do vật có khối lượng M sinh ra. Xác định tỉ số giữa độ lớn lực hấp dẫn do vật khối lượng M tác dụng lên vật khối lượng m. Tỉ số này có phụ thuộc vào giá trị m không?

Lời giải:

Lực hấp dẫn của M tác dụng lên m là: Fhd=GMmr2

Tỉ số giữa độ lớn lực hấp dẫn do vật khối lượng M tác dụng lên vật khối lượng m là:

Fhdm=GMmr2m=GMr2 tỉ số này không phụ thuộc vào giá trị m mà chỉ phụ thuộc vào khối lượng M và khoảng cách r.

Câu hỏi 2 trang 15 Chuyên đề Vật Lí 11: Dựa vào công thức (3.1) và định luật vạn vật hấp dẫn, hãy rút ra các đặc điểm và biểu thức độ lớn của cường độ trường hấp dẫn.

Lời giải:

Biểu thức độ lớn cường độ trường hấp dẫn: g=GMr2

Cường độ trường hấp dẫn do vật có khối lượng M sinh ra tại một điểm là đại lượng vecto, cùng hướng với lực hấp dẫn do M tác dụng lên một vật có khối lượng m đặt tại vị trí đó.

Luyện tập trang 16 Chuyên đề Vật Lí 11: Trên Hình 3.2, hãy xác định ba điểm trên đường thẳng OA mà cường độ trường hấp dẫn có độ lớn nhỏ hơn, bằng và lớn hơn gA. Biểu diễn vectơ cường độ trường hấp dẫn tại ba điểm đó.

Trên Hình 3.2 hãy xác định ba điểm trên đường thẳng OA mà cường độ trường hấp dẫn có độ lớn nhỏ hơn

Lời giải:

Ta đã biết cường độ trường hấp dẫn có biểu thức: g=GMr2 tức là cường độ trường hấp dẫn tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách.

- Điểm D trên đường thẳng OA mà cường độ trường hấp dẫn có độ lớn nhỏ hơn gA là điểm ở xa tâm O hơn, tức là điểm đó có bán kính lớn hơn OA.

- Điểm E trên đường thẳng OA mà cường độ trường hấp dẫn có độ lớn bằng gA là điểm trùng với A hoặc những điểm có bán kính bằng OA.

- Điểm F trên đường thẳng OA mà cường độ trường hấp dẫn có độ lớn lớn hơn gA là điểm nằm gần tâm O hơn, tức là điểm đó có bán kính nhỏ hơn OA.

Biểu diễn vecto cường độ trường hấp dẫn có phương là đường nối từ điểm đó đến tâm O và có chiều hướng về tâm O.

Trên Hình 3.2 hãy xác định ba điểm trên đường thẳng OA mà cường độ trường hấp dẫn có độ lớn nhỏ hơn

Câu hỏi liên quan

a. Độ lớn trường hấp dẫn trên bề mặt Hoả Tinh:
Xem thêm
Cường độ trường hấp dẫn ở bề mặt Trái Đất:
Xem thêm
Biểu thức độ lớn cường độ trường hấp dẫn:
Xem thêm
Cường độ trường hấp dẫn
Xem thêm
Để khẳng định trường hấp dẫn của một vật ta phải sử dụng khái niệm cường độ trường hấp dẫn.
Xem thêm
Lực hấp dẫn của M tác dụng lên m là:
Xem thêm
Độ lớn cường độ trường hấp dẫn tại đỉnh Everest:
Xem thêm
Cường độ trường hấp dẫn trên bề mặt Mộc Tinh:
Xem thêm
Ta đã biết cường độ trường hấp dẫn có biểu thức:
Xem thêm
Hoả tính có bán kính 3389 km và khối lượng 6,42.10^23 kg.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Cường độ trường hấp dẫn - ctst
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!