Giải Chuyên đề Lịch sử 11 Chuyên đề : Chiến tranh và hòa bình trong thế kỉ XX
I. Chiến tranh và hòa bình trong nửa đầu thế kỉ XX
Lời giải:
- Hòa bình là ước muốn vĩ đại nhất của mọi người, vì:
+ Hòa bình chính là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, cướp bóc, bóc lột; là khi con người ta được sống vui vẻ, hạnh phúc một cách hòa thuận mà không có sự đấu đá vì bất cứ lợi ích gì, là khát vọng của toàn nhân loại.
+ Hòa bình luôn là biểu tượng của sự bình yên, là giá trị sống cơ bản đầu tiên, là điều kiện để các giá trị sống khác hình thành và phát triển. Hòa bình giúp tăng trưởng kinh tế, tạo ra sự thịnh vượng chung cho các quốc gia, đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân loại.
- Thế kỉ XX là thế kỉ đã diễn ra 2 cuộc Chiến tranh thế giới và nhiều cuộc chiến tranh khác (Chiến tranh lạnh, Chiến tranh Việt Nam, Chiến tranh vùng vịnh,…) nhưng đó cũng là thế kỉ của những biến đổi to lớn nhất trong lịch sử nhân loại, trong đó có vấn đề hòa bình.
1. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
Lời giải:
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt nguồn từ sự phát triển không đều về kinh tế - chính trị của chủ nghĩa tư bản vào những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Sự phát triển không đồng đều đó đã làm thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc, dẫn đến sự hình thành của các khối quân sự là: phe Liên minh và phe Hiệp ước.
+ Tham vọng bành trướng thuộc địa và chính sách chạy đua vũ trang của Đức đe dọa trực tiếp hệ thống thuộc địa của Anh, Pháp; đồng thời trở thành đầu mối của những căng thẳng trong quan hệ quốc tế ở châu Âu vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
- Duyên cớ trực tiếp: lợi dụng sự kiện ngày 28/6/1914 thái tử Áo - Hung bị một người Xéc-bi ám sát tại Bô-xni-a, giới cầm quyền Đức đã kích động Áo - Hung gây chiến với Xéc-bi. Sau đó, Đức tuyên chiến với Nga và Pháp, Anh tuyên chiến với Đức.
=> Tháng 8/1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
Lời giải:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với thắng lợi của phe Hiệp ước, thất bại của phe Liên minh và để lại những hậu quả nặng nề cho toàn thế giới. Cụ thể:
+ Khoảng 38 quốc gia bị lôi cuốn vào vòng khói lửa.
+ Khiến hơn 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương và tàn tật.
+ Phá hủy hàng vạn làng mạc, thành phố, nhà máy, xí nghiệp,….
Lời giải:
♦ Chiến tranh thế giới thứ nhất có tác động mạnh mẽ đến tình hình thế giới. Cụ thể:
- Bản đồ chính trị châu Âu thay đổi với sự sụp đổ của 4 đế quốc lớn.
+ Đế quốc Nga đã sụp đổ trước thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
+ Các đế quốc: Đức, Áo - Hung, Ốt-tô-man bại trận và sụp đổ khi chiến tranh kết thúc.
- Thế và lực giữa các nước tư bản cũng có nhiều chuyển biến: trong khi các nước tư bản châu Âu (dù thắng hay bại trận) đều suy sụp vì chiến tranh thì 2 nước tư bản ngoài châu Âu là Mỹ và Nhật Bản có điều kiện vươn lên nhanh chóng.
- Chiến tranh kết thúc mở ra một thời kì mới trong lịch sử thế giới.
- Một trật tự thế giới mới được xác lập phù hợp với tương quan lực lượng mới giữa các cường quốc, được gọi là hệ thống Vécxai - Oasinhtơn.
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới đã mở ra thời kì phát triển mới trong phong trào cách mạng thế giới.
2. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
Lời giải:
- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ ngày 1/9/1939, bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau, như:
+ Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa đã làm so sánh lực lượng giữa các nước thay đổi căn bản, khiến cho sự phân chia thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn không còn phù hợp.
+ Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, tạo điều kiện cho các thế lực phát xít lên cầm quyền ở Đức, Italia và Nhật Bản. Các thế lực phát xít là thủ phạm gây ra chiến tranh.
+ Chính sách thỏa hiệp, nhượng bộ của các nước phương Tây nhằm chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô đã tạo điều kiện cho phe phát xít gây chiến.
Lời giải:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai đều bắt nguồn từ những nguyên nhân sâu xa sau:
+ Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, khiến cho so sánh lực lượng giữa các nước có sự thay đổi căn bản.
+ Mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa.
Lời giải:
♦ Nhận xét:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai đều để lại những hậu quả nặng nề cho nhân loại.
- Chiến tranh thế giới thứ hai mang tính khốc liệt hơn so với chiến tranh thế giới thứ nhất. Điều này được thể hiện qua các số liệu thống kê về: số nước tuyên bố tình trạng chiến tranh; số quân tham chiến; số người chết, số người thương tật và thiệt hại về vật chất. Cụ thể:
+ Chiến tranh thế giới thứ hai lôi cuốn khoảng 76 quốc gia vào vòng khói lửa (gấp 2 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất).
+ Số quân được huy động tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ hai lên tới 110 triệu người (gấp khoảng 1.5 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất).
+ Chiến tranh thế giới thứ hai khiến cho 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương và thiệt hại về vật chất lên tới 4000 tỉ USD (lớn hơn rất nhiều lần so với chiến tranh thế giới thứ nhất).
Lời giải:
- Đánh giá: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã tạo ra những chuyển biến căn bản của tình hình thế giới. Cụ thể:
+ Thắng lợi của Liên Xô trong cuộc chiến chống phát xít đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và châu Á, thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc, dẫn đến sự ra đời của các quốc gia độc lập ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh.
+ Chiến tranh làm thay đổi căn bản tương quan lực lượng giữa các nước tư bản. Mỹ vươn lên trở thành siêu cường đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa.
+ Một trật tự thế giới mới được hình thành - Trật tự hai cực Ianta với sự cân bằng quyền lực giữa hai siêu cường Liên Xô và Mỹ.
+ Sự ra đời của Liên hợp quốc với những nguyên tắc nền tảng trong quan hệ quốc tế về quyền bình đẳng, quyền tự quyết của các quốc gia; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế,.... đã mở ra một chương mới trong lịch sử chính trị thế giới.
3. Cuộc đấu tranh vì hòa bình trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
Câu hỏi 1 trang 25 Chuyên đề Lịch Sử 11: Nêu ý nghĩa của Sắc lệnh Hòa bình năm 1917 của Lênin.
Lời giải:
- Ý nghĩa của Sắc lệnh Hòa bình (1917):
+ Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới đã xuất hiện một văn kiện lịch sử có giá trị như một cương lĩnh chống chiến tranh;
+ Thể hiện khát vọng hòa bình của nhân dân Nga nói riêng và nhân dân thế giới nói chung.
Lời giải:
- Ngay từ buổi đầu thành lập, Liên Xô đã xác lập những nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại là hòa bình, bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cùng tồn tại hòa bình giữa các quốc gia có chế độ chính trị - xã hội khác nhau.
- Liên Xô tham gia kí kết Hiệp ước chung về từ bỏ chiến tranh ở Pari (tháng 8/1928) và là một trong những quốc gia đầu tiên phê chuẩn hiệp ước này.
- Trong bối cảnh chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở một số nước, Chính phủ Liên Xô tích cực đấu tranh cho việc giải trừ quân bị hoàn toàn và có đóng góp cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình cũng như nền an ninh tập thể của châu Âu.
Lời giải:
- Việc thiết lập hệ thống an ninh tập thể ở châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là cần thiết, vì:
+ Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những hậu quả thảm khốc cho nhân loại, như: khiến cho hàng triệu người thiệt mạng hoặc phải mang những thương tật suốt đời; gây những thiệt hại lớn về vật chất, phá hủy hàng triệu làng mạc, thành phố, kéo lùi hoặc ngăn trở sự phát triển của nhiều quốc gia, dân tộc,…
+ Quần chúng nhân dân lao động là đối tượng chủ yếu phải gánh chịu những hậu quả của chiến tranh, do đó, hơn ai hết, các tầng lớp nhân dân lao động đều thấm thía nỗi đau, sự mất mát mà chiến tranh gây ra, cũng như thấu hiểu giá trị của hòa bình. Từ đó, họ đã có nhiều hoạt động đấu tranh thể hiện khát vọng, sự mong muốn duy trì và bảo vệ nền hòa bình thế giới.
=> Trên những cơ sở đó, ngày 10/1/1920, tổ chức Hội Quốc liên được thành lập với mục tiêu: thúc đẩy hợp tác, bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới. Bên cạnh đó, trong thập niên 20 của thế kỉ XX, hàng loạt các hội nghị quốc tế về hòa bình, giải trừ quân bị diễn ra trong khuôn khổ Hệ thống Vécxai - Oasinhtơn. Tại Hội nghị Lô-các-nô (1925), các nước châu Âu đã kí kết hệ thống
Lời giải:
♦ Phong trào mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh:
- Trước nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới, các đảng cộng sản dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản đã thống nhất hành động với các đảng xã hội dân chủ và các lực lượng yêu nước, thành lập Mặt trận Nhân dân chống phát xít ở nhiều nước trên thế giới.
+ Ở Pháp, Mặt trận Nhân dân Pháp đã thực hiện một số cải cách tiến bộ, bảo vệ được nền dân chủ, đưa nước Pháp vượt qua được hiểm hoạ của chủ nghĩa phát xít.
+ Ở Tây Ban Nha, Chính phủ Cộng hòa với sự hỗ trợ của Liên Xô và Lữ đoàn tình nguyện quốc tế đến từ 53 nước trên thế giới kiên quyết chống trả cuộc tấn công của lực lượng phát xít Phran-cô.
- Phong trào thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất diễn ra sôi nổi ở các nước thuộc địa, phụ thuộc nhằm tập hợp các tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
+ Ở Đông Nam Á: Mặt trận Nhân dân Inđônêxia đã lãnh đạo phong trào đấu tranh đòi quyền dân chủ, quyền tự quyết, chống phát xít và nguy cơ chiến tranh ở nước này. Mặt trận Dân chủ Đông Dương thành lập và hoạt động tích cực trong những năm 1936 - 1939, tập hợp các lực lượng đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân chủ.
+ Ở khu vực Mỹ Latinh: trong những năm 1935 - 1939, Mặt trận Nhân dân được thành lập ở Mêhicô, Chilê, Áchentina, Braxin,... đã tập hợp đông đảo các lực lượng yêu nước trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ nền dân chủ và hòa bình.
♦ Ý nghĩa của phong trào:
- Thể hiện mong muốn, khát vọng hòa bình của nhân dân thế giới.
- Góp phần làm thất bại hoặc làm chậm quá trình phát xít hóa ở một số quốc gia. Ví dụ:
+ Ở Pháp, phong trào Mặt trận nhân dân không chỉ giúp bảo vệ nền dân chủ Pháp vượt qua hiểm họa phát xít mà còn thúc đẩy việc thi hành một số chính sách tiến bộ ở các nước thuộc địa.
+ Ở Nhật Bản, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt do Đảng Cộng sản nb làm hạt nhân lãnh đạo đã góp phần làm chậm quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở quốc gia này.
Lời giải:
♦ Ý nghĩa:
- Cuộc kháng chiến chống phát xít của nhân dân thế giới đã góp phần quan trọng vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít, mang lại hòa bình cho nhân loại. Ví dụ:
+ Phong trào kháng chiến ở Pháp và Ba Lan đã góp phần quan trọng trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít và bổ sung lực lượng cho quân Đồng minh.
+ Ở châu Á, Trung Quốc là một trong những mặt trận chính chống lại quân phiệt Nhật Bản. Trước Chiến tranh Thái Bình Dương (1941 - 1943), hơn 1,5 triệu quân Nhật đã thiệt mạng ở Trung Quốc.
- Thắng lợi của các lực lượng dân chủ, tiến bộ trong cuộc chiến đấu chống phát xít đã tạo điều kiện thuận lợi để các nước thuộc địa và phụ thuộc tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc. Ví dụ:
+ Ở Đông Nam Á, nhân cơ hội Nhật Bản đầu hàng Đồng minh, nhân dân các nước Việt Nam, Lào, Inđônêxia đã nổi dậy đấu tranh, giành được độc lập trong năm 1945.
+ Ở Đông Bắc Á, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật đã tạo điều kiện thuận lợi cho Đảng Cộng sản Trung Quốc hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ. Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.
- Phong trào kháng chiến chống phát xít của nhân dân thế giới tạo tiền đề thuận lợi cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Lời giải:
♦ Ý nghĩa:
- Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô đóng vai trò quyết định trong việc tiêu diệt phát xít Đức ở châu Âu và kết thúc chiến tranh.
+ Sự ác liệt và quy mô ở Mặt trận Xô - Đức vượt qua tất cả những mặt trận khác. Tại đây đã diễn ra những trận đánh lớn nhất về số lượng binh lính và phương tiện kĩ thuật, mang tính quyết định sự xoay chuyển cục diện chiến tranh (ví dụ: chiến thắng Xta-lin-grat của Hồng quân Liên Xô đã tạo nên bước ngoạt của cuộc chiến tranh, buộc phe phát xít phải chuyển từ thế tấn công sang phòng ngự…).
+ Ở mặt trận châu Á - Thái Bình Dương, ngày 8/8/1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản và tấn công đạo quân Quan Đông gồm 70 vạn quân Nhật ở Mãn Châu đã góp phần quan trọng trong việc đẩy Nhật Bản vào thế thất bại, buộc phải đầu hàng.
- Là lực lượng chủ lực trong việc tiêu diệt phát xít Đức ở châu Âu, Liên Xô ra khỏi chiến tranh với tư cách người chiến thắng và sau đó trở thành một trong hai siêu cường thế giới về kinh tế, quân sự. Chiến thắng của Liên Xô làm thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho phong trào cách mạng thế giới.
- Với sự hỗ trợ của Liên Xô, chủ nghĩa xã hội từ một nước đã trở thành một hệ thống thế giới, với không gian địa lí từng bước được mở rộng từ châu  sang châu Á và khu vực Mĩ Latinh.
- Chiến thắng của Liên Xô tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của dòng thác cách mạng giải phóng dân tộc, từng bước làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tại châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh.
II. Chiến tranh lạnh
1. Nguyên nhân, đặc điểm
Lời giải:
♦ Nguyên nhân: Chiến tranh lạnh xuất phát từ nguyên nhân cơ bản là sự đối lập sâu sắc về hệ tư tưởng; mục tiêu, chiến lược; về quyền lực giữa Mỹ và Liên Xô trong trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Sự đối đầu về hệ tư tưởng giữa Mỹ với Liên Xô đã bắt đầu từ sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
- Về mục tiêu, chiến lược:
+ Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.
+ Ngược lại, Mĩ ra sức chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất. Lo ngại ảnh hưởng to lớn của Liên Xô đe dọa tham vọng bá chủ toàn cầu của mình, Mỹ tìm cách ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
=> Từ liên minh chống phát xít, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu.
♦ Những sự kiện dẫn đến chiến tranh lạnh
- Tháng 3/1947, Tổng thống Mỹ Truman đọc diễn văn trước Quốc hội Mỹ, nêu lên thông điệp: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mỹ, đồng thời nêu rõ phải “ngăn chặn nguy cơ của chủ nghĩa cộng sản”.
- Tháng 6/1947, Mỹ tiếp tục đưa ra kế hoạch tái thiết châu Âu với tên gọi Kế hoạch phục hưng châu Âu (còn gọi là Kế hoạch Mác-san). Với kế hoạch này, Mỹ đã đưa ra khoản viện trợ 17 tỉ USD để giúp các nước Tây Âu phục hồi kinh tế, mở rộng ảnh hưởng của Mỹ; đồng thời tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh chống Liên Xô.
- Tháng 1/1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng Tương trợ kinh tế (SEV) nhằm tăng cường hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa.
- Tháng 4/1949, Mỹ thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) - liên minh chính trị, quân sự của các nước tư bản phương Tây nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
- Để đối trọng với NATO, tháng 5/1955, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu kí kết Hiệp ước Vácsava, thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava - một liên minh chính trị, quân sự mang tính chất phòng thủ.
=> Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava đánh dấu sự xác lập của Trật tự thế giới hai cực do Mỹ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực. Sự đối đầu giữa hai khối quân sự trở thành mặt trận chính yếu của cuộc Chiến tranh lạnh.
Câu hỏi trang 31 Chuyên đề Lịch Sử 11: Nêu những đặc điểm của Chiến tranh lạnh.
Lời giải:
♦ Chiến tranh lạnh có những đặc điểm khác biệt so với các cuộc chiến tranh đã từng diễn ra trong lịch sử.
- Thứ nhất, Chiến tranh lạnh là cuộc chiến tranh không nổ súng, không có xung đột quân sự trực tiếp giữa Mỹ và Liên Xô nhưng thế giới luôn ở tình trạng căng thẳng do cuộc chạy đua vũ trang quyết liệt giữa hai siêu cường.
+ Cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Liên Xô bắt đầu từ thập kỉ 50 của thế kỉ XX, lên tới đỉnh cao vào thập kỉ 70.
+ Cùng với việc tăng cường khối lượng khổng lồ các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh, thành lập các liên minh quân sự ở các khu vực trên thế giới, hai nước ráo riết chạy đua chế tạo, sản xuất vũ khí hạt nhân.
- Thứ hai, Chiến tranh lạnh kéo dài hơn 40 năm, trải qua những giai đoạn căng thẳng cao độ (thể hiện ở cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba - tháng 10/1962) nhưng cuối cùng không dẫn tới một cuộc “chiến tranh nóng” trực tiếp giữa hai khối quân sự cũng như hai cường quốc đứng đầu hai khối.
- Thứ ba, trong thời kì Chiến tranh lạnh, các cuộc chiến tranh cục bộ và xung đột quân sự xảy ra ở các khu vực khác nhau trên thế giới.
+ Ở châu Á, chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953), chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 - 1975), chiến tranh Áp-ga-ni-xtan (1979 - 1989),... là những cuộc chiến tranh cục bộ tiêu biểu.
+ Ở khu vực Trung Đông, chiến tranh Trung Đông giữa Ixraen (với sự hỗ trợ của Mỹ) và các nước Arập (có sự giúp đỡ của Liên Xô) bắt đầu từ năm 1948 và kéo dài trong nhiều năm.
Lời giải:
- Hậu quả của Chiến tranh lạnh đối với thế giới
+ Thứ nhất, trong suốt hơn 4 thập niên (1947 - 1989), thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng. Việc các cường quốc chi một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để sản xuất các loại vũ khí huỷ diệt, xây dựng hàng nghìn căn cứ quân sự, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.
+ Thứ hai, Chiến tranh lạnh tác động toàn diện đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị của thế giới.
+ Thứ ba, Chiến tranh lạnh đã khiến cho hàng triệu người chết và tàn phế vì các cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra ở khắp các khu vực trên thế giới.
- Hậu quả của Chiến tranh lạnh đối với Việt Nam
+ Chiến tranh lạnh tác động trực tiếp đến công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam trong thế kỉ XX. Chiến tranh lạnh thúc đẩy việc quốc tế hoá các cuộc xung đột ở Đông Dương và Việt Nam, làm cho quy mô chiến tranh mở rộng, thời gian kéo dài và tính chất phức tạp.
+ Chiến tranh lạnh gây ra tình trạng chia cắt lãnh thổ tại Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975. Nhân dân hai miền Nam, Bắc đã phải hi sinh nhiều sức người, sức của để chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.
+ Sau năm 1975, Chiến tranh lạnh cũng gây ra nhiều khó khăn cho Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là hậu quả từ chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ.
Lời giải:
♦ Nguyên nhân kết thúc Chiến tranh lạnh:
- Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài đã làm cho Mỹ và Liên Xô đều bị suy giảm sức mạnh trên nhiều mặt so với các cường quốc khác. Cả hai đều cần thoát ra khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình.
- Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản, các nước Tây Âu.... đặt ra những thách thức to lớn cho cả Mỹ và Liên Xô. Các nước này trở thành những đối thủ cạnh tranh đáng gờm đối với Mỹ. Tình trạng suy yếu và khủng hoảng ở Liên Xô ngày càng trầm trọng vào nửa sau thập kỉ 80.
- Mặc dù Chiến tranh lạnh vẫn tiếp diễn nhưng xu hướng hòa hoãn Đông - Tây đã xuất hiện từ thập kỉ 70 với việc Xô - Mỹ đạt được những thỏa thuận về hạn chế vũ khí chiến lược, tiến hành những cuộc gặp gỡ cấp cao, nhất là từ khi M. Goócbachốp lên cầm quyền ở Liên Xô vào năm 1985.
- Những sai lầm trong chính sách và công cuộc cải tổ của M. Goócbachốp là một trong những nhân tố thúc đẩy sự kết thúc Chiến tranh lạnh. Liên Xô đã thực sự không thể tiếp tục cạnh tranh với Mỹ trong cuộc đối đầu Đông - Tây.
♦ Tác động từ sự kết thúc Chiến tranh lạnh:
- Đối với thế giới:
+ Chiến tranh lạnh kết thúc cùng với sự tan rã của Liên Xô, sự sụp đổ của Trật tự hai cực Ianta, đồng thời kéo theo những thay đổi về tương quan lực lượng có lợi cho Mỹ và phương Tây. Mỹ có lợi thế tạm thời để thực hiện tham vọng thiết lập trật tự thế giới một cực do Mỹ đứng đầu.
+ Chiến tranh lạnh chấm dứt tạo điều kiện hòa bình để giải quyết các vụ xung đột diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới.
+ Sau Chiến tranh lạnh, xu thế hòa bình, hợp tác, hội nhập dần trở thành xu hướng chính trong sự phát triển của các quốc gia trên thế giới. Các nước trên thế giới đẩy mạnh quá trình điều chỉnh chiến lược phát triển, đặt ưu tiên hàng đầu cho phát triển kinh tế.
- Đối với Việt Nam:
+ Tạo ra xu thế Hòa bình, hoà hoãn trong quan hệ quốc tế, giúp Việt Nam giải quyết nhiều vấn đề đối ngoại quan trọng, như: vấn đề Campuchia; bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ,…
+ Tạo ra bối cảnh quốc tế mới cho sự hội nhập và phát triển của Việt Nam (gia nhập ASEAN, WTO....).
+ Tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là thúc đẩy công cuộc đổi mới đất nước.
III. Chiến tranh, xung đột quân sự sau chiến tranh lạnh
1. Các cuộc nội chiến, xung đột quân sự khu vực
Lời giải:
- Sau Chiến tranh lạnh, các cuộc nội chiến, xung đột quân sự vẫn tiếp diễn ở nhiều khu vực, do:
+ Mâu thuẫn giữa các nhóm sắc tộc, tôn giáo, vấn đề tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ do lịch sử để lại,…
+ Các cường quốc tìm cách xác lập trật tự quốc tế mới bằng cách củng cố lợi ích chiến lược tại nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt là tại châu Á - Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Trung Đông, châu Phi. Điều này đã gây nên những xung đột mới trong quan hệ quốc tế.
2. Cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 và cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu của Mỹ
Lời giải:
- Vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 xuất phát từ sự bất bình và tâm lí chống Mỹ của các lực lượng Hồi giáo. Chính sách bá quyền của Mỹ, đặc biệt là chính sách thiên vị, ủng hộ Ixraen, phân biệt đối xử với Palextin và các nước Arập ở Trung Đông làm gia tăng mâu thuẫn giữa Mỹ với thế giới Hồi giáo, dẫn đến phản ứng mạnh mẽ từ các phần tử Hồi giáo cực đoan,...
Lời giải:
- Sau sự kiện ngày 11/9/2001, Mỹ phát động cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, vì:
+ Vụ tấn công khủng bố đã tác động trực tiếp và lâu dài đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Mỹ, khiến chủ nghĩa khủng bố trở thành mối đe dọa hàng đầu đối với nước Mỹ.
+ Chính quyền Mỹ xác định kẻ thù của nước Mỹ ngày nay là chủ nghĩa khủng bố quốc tế.
IV. Cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới trong và sau chiến tranh lạnh
1. Đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới trong Chiến tranh lạnh
Lời giải:
- Trong Chiến tranh lạnh, phong trào đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới phát triển mạnh mẽ, đặc biệt từ sau Đại hội thế giới vì hòa bình.
+ Đại hội thế giới vì hòa bình được tổ chức ngày 26/4/1949 tại Pari với thành phần tham dự gồm hàng nghìn chiến sĩ hòa bình khắp thế giới, đại diện cho các tầng lớp quần chúng nhân dân.
+ Đại hội bầu ra Hội đồng Hòa bình thế giới do nhà bác học Giôliô Quyri làm Chủ tịch.
- Hội đồng Hòa bình thế giới tập hợp lực lượng quần chúng, đưa ra khẩu hiệu đấu tranh nhằm bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh, chống chạy đua vũ trang, đòi giải trừ quân bị toàn diện và triệt để, trước hết là vũ khí hạt nhân, ủng hộ phong trào giải phóng của các dân tộc.
- Kết quả lớn nhất của phong trào hòa bình là góp phần quan trọng vào việc ngăn ngừa chiến tranh thế giới thứ ba, buộc các cường quốc hạt nhân phải kí một số thỏa thuận về kiểm soát vũ trang hạt nhân, đồng thời ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Cùng với mục tiêu chống chiến tranh, phong trào hòa bình thế giới ủng hộ, hỗ trợ cho các cuộc đấu tranh yêu nước, chống xâm lược của nhân dân các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh, tiêu biểu là phong trào ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.
Lời giải:
- Phong trào quốc tế ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam bắt đầu từ thập kỉ 60, phát triển mạnh mẽ ở Mỹ:
+ Từ mùa thu năm 1965, Uỷ ban phối hợp toàn quốc được thành lập và tổ chức 2 đợt đấu tranh có quy mô toàn quốc trong tháng 10/1965 và tháng 1/1966, mỗi đợt lôi cuốn hơn nửa triệu người tham gia từ hơn 100 thành phố. Cũng từ đây đã xuất hiện những cuộc tự thiêu của người dân Mỹ nhằm phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam.
+ Phong trào chống chiến tranh lôi cuốn đông đảo các tầng lớp quần chúng nhân dân tham gia, tiêu biểu là phong trào phản chiến của thanh niên Mỹ với các hình thức đấu tranh phong phú, như: đốt thẻ quân dịch, trả lại huân chương chiến tranh, chống lệnh nhập ngũ,…
- Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam cũng được nhân dân các nước trên thế giới ủng hộ mạnh mẽ.
+ Có hơn 10 Uỷ ban quốc tế đoàn kết với Việt Nam của các tổ chức dân chủ, tôn giáo và tổ chức xã hội ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước;
+ Có hơn 30 hội nghị quốc tế về Việt Nam và nhiều hội nghị quốc tế khác dành thời gian thảo luận các biện pháp ủng hộ Việt Nam.
2. Đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới sau Chiến tranh lạnh
Lời giải:
- Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới vẫn tiếp diễn, do:
+ Các cuộc nội chiến; xung đột quân sự; tranh chấp biên giới, lãnh thổ trên đất liền và trên biển… vẫn diễn ra tại nhiều khu vực.
+ Hiện nay, nền hòa bình và an ninh thế giới vẫn bị đe dọa bởi nhiều vấn đề, như: đói nghèo, biến đổi khí hậu; dịch bệnh,…
Luyện tập và Vận dụng (trang 39)
Lời giải:
Chiến tranh thế giới thứ nhất |
Chiến tranh thế giới thứ hai |
||
Nguyên nhân |
Giống nhau |
- Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, khiến cho so sánh lực lượng giữa các nước có sự thay đổi căn bản. - Mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa. |
|
Khác nhau |
- Mâu thuẫn về thị trường, thuộc địa đã dẫn đến sự hình thành của hai phe đế quốc đối lập nhau: phe Liên minh và phe Hiệp ước. |
- Tác động từ khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933. - Chính sách thỏa hiệp, nhượng bộ của các nước đế quốc với lực lượng phát xít. |
|
Hậu quả |
Giống nhau |
- Để lại cho nhân loại những hậu quả nặng nề. |
|
Khác nhau |
- Lôi cuốn 38 quốc gia vào vòng chiến. - Huy động số quân tham chiến khoảng 74 triệu người. - Khiến 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương. - Thiệt hại về vật chất khoảng 338 tỉ USD. |
- Lôi cuốn 76 quốc gia vào vòng chiến. - Huy động số quân tham chiến khoảng 110 triệu người. - Khiến 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương. - Thiệt hại về vật chất khoảng 4000 tỉ USD. |
|
=> Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra trên quy mô rộng, tính chất ác liệt hơn so với chiến tranh thế giới thứ nhất. |
|||
Tác động |
Giống nhau |
- Chiến tranh kết thúc đã tác động sâu sắc tới tình hình thế giới: + Làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới. + Tương quan lực lượng giữa các cường quốc có sự thay đổi. + Một trật tự thế giới mới được xác lập sau chiến tranh. + Tác động đến sự ra đời của các tổ chức quốc tế nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. + Thúc đẩy phong trào cách mạng và đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân thế giới. |
|
Khác nhau |
- Trật tự thế giới mới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn được xác lập. - Phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc phát triển, nhưng kết quả đạt được còn hạn chế. - Sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các cường quốc diễn ra chủ yếu trong thế giới tư bản. |
- Trật tự hai cực Ianta được xác lập, do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực. - Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, đưa đến sự ra đời của nhiều quốc gia độc lập ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh. - Có sự thay đổi tương quan lực lượng giữa Mỹ và Liên Xô, giữa hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. |
Lời giải:
♦ Sau Chiến tranh lạnh, các cuộc nội chiến, xung đột quân sự vẫn tiếp diễn ở nhiều khu vực, do:
- Mâu thuẫn giữa các nhóm sắc tộc, tôn giáo, vấn đề tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ do lịch sử để lại,… Ví dụ:
+ Tại bán đảo Ban-căng, cuộc chiến tranh Bô-xni-a (1992 - 1995) xuất phát từ mâu thuẫn giữa các nhóm sắc tộc, tôn giáo.
+ Khu vực Trung Đông luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát bạo lực và chiến tranh do mâu thuẫn về tôn giáo, sắc tộc, lãnh thổ do lịch sử để lại. Trong đó, tiêu biểu là cuộc xung đột kéo dài nhiều năm giữa I-xra-en và Pa-le-xtin,..
- Các cường quốc tìm cách xác lập trật tự quốc tế mới bằng cách củng cố lợi ích chiến lược tại nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt là tại châu Á - Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Trung Đông, châu Phi. Điều này đã gây nên những xung đột mới trong quan hệ quốc tế. Ví dụ: chính sách bá quyền của Mỹ, đặc biệt là chính sách thiên vị, ủng hộ Ixraen, phân biệt đối xử với Palextin và các nước Arập ở Trung Đông làm gia tăng mâu thuẫn giữa Mỹ với thế giới Hồi giáo, dẫn đến phản ứng mạnh mẽ từ các phần tử Hồi giáo cực đoan,...
Lời giải:
- Sau Chiến tranh lạnh, phong trào đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới tiếp tục phát triển do chiến tranh xung đột vẫn còn hiện hữu cùng với việc xuất hiện vấn đề toàn cầu mới, đòi hỏi phong trào tiếp tục hoạt động và có những mục tiêu đấu tranh phù hợp với tình hình mới. Phong trào tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống chiến tranh xâm lược, đòi giải quyết các cuộc tranh chấp quốc tế bằng thương lượng hòa bình, giải trừ vũ khí hạt nhân...
- Điểm mới của phong trào hòa bình sau Chiến tranh lạnh là: phong trào hướng tới việc tham gia các hoạt động như: xoá đói giảm nghèo; bảo vệ môi trường sống; chống các bệnh dịch thế kỉ; chống hậu quả tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá; xây dựng quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc vì hòa bình, hợp tác và phát triển….
Em hãy lựa chọn một số sự kiện tiêu biểu trong cuộc đấu tranh vì hòa bình giữa hai cuộc chiến tranh thế giới để chứng minh nhận định trên.
Lời giải:
(*) Tham khảo:
- “Nhân dân nước nào cũng yêu chuộng hòa bình, cũng chán ghét chiến tranh, cũng muốn sống tự do độc lập” là nhận định đúng đắn. Điều này được chứng minh qua một số sự kiện tiêu biểu sau:
+ Ngay sau khi Cách mạng tháng Mười giành được thắng lợi, ngày 26/10/1917, Chính quyền Xô viết đã thông qua Sắc lệnh Hòa bình do Lênin soạn thảo. Đây là văn kiện lịch sử đầu tiên có giá trị như một cương lĩnh chống chiến tranh, thể hiện khát vọng hòa bình của nhân dân Nga nói riêng và nhân dân thế giới nói chung.
+ Ngay từ buổi đầu thành lập, Liên Xô đã xác lập những nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại là hòa bình, bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cùng tồn tại hòa bình giữa các quốc gia có chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Kiên trì với nguyên tắc ấy, Chính phủ Liên Xô đã thực hiện nhiều chính sách tích cực, như: tham gia hội nghị giải trừ quân bị, kí kết Hiệp ước từ bỏ chiến tranh,…
+ Trong những năm 1918 - 1939, các nước châu Âu cũng có nhiều nỗ lực trong việc thiết lập hệ thống an ninh tập thể.
+ Trước nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới, các đảng cộng sản dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản đã thống nhất hành động với các đảng xã hội dân chủ và các lực lượng yêu nước, thành lập Mặt trận Nhân dân chống phát xít ở nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới.
Lời giải:
(*) Tham khảo:
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc của nhân dân yêu chuộng tự do, hòa bình và công lý trên thế giới. Cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam đã được sự ủng hộ nhiệt thành của bạn bè yêu chuộng hòa bình trên thế giới.Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Trong cuộc chiến đấu chính nghĩa của mình, nhân dân Việt Nam được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa, nhân dân các nước Á, Phi, Mỹ Latinh và nhân dân toàn thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ. Dựa vào sức đoàn kết chiến đấu của mình, đồng thời dựa vào sức ủng hộ của nhân dân thế giới, nhân dân Việt Nam kiên quyết chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược và nhất định sẽ thu được thắng lợi hoàn toàn".
Các nước yêu chuộng hòa bình luôn ủng hộ lập trường chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, cổ vũ mọi thắng lợi của nhân dân ta, lên án mạnh mẽ đế quốc Mỹ xâm lược. Tại nhiều nước Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên, Anbani, Cuba, Hunggari, Cộng hòa Dân chủ Đức... nhiều quân nhân và thanh niên nam, nữ đã tình nguyện hiến máu gửi tặng nhân dân ta. Đi đôi với việc ủng hộ về chính trị, tinh thần, nhân dân ta còn nhận được sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc và các nước trong hệ thống XHCN về vật chất và cố vấn, chuyên gia kỹ thuật. Đầu năm 1966, Thủ tướng Cu-ba Phiđen Caxtơrô đã tuyên bố: "Vì Việt Nam, chúng tôi sẵn sàng hiến dâng đến cả dòng máu của mình".
Trên mặt trận đấu tranh ngoại giao, cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam đã tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới, và đã tập hợp được các nước Á, Phi, Mỹ Latinh, các nước Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ và ngay trong lòng nước Mỹ vào một mặt trận chống Mỹ, ủng hộ Việt Nam.
Tại các hội nghị đoàn kết Á - Phi, đoàn kết Á - Phi - Mỹ Latinh, các Đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được hầu hết các nước đồng tình, ủng hộ.
Để đoàn kết và ủng hộ Việt Nam chống Mỹ, hơn 200 tổ chức, ủy ban, phong trào đoàn kết được lập ra ở hầu hết các nước trên thế giới với nhiều hoạt động tích cực.
Hàng triệu người thuộc nhiều nước ghi tên tình nguyện sang giúp nhân dân Việt Nam đánh Mỹ: 16 nước có phong trào hiến máu; trên 50 nước có phong trào quyên góp ủng hộ Việt Nam. Ở Pháp có các phong trào quyên góp "100 triệu Frăng ủng hộ Việt Nam"; ở Nhật Bản có chiến dịch quyên góp "100 triệu yên cho Việt Nam"; ở Thụy Điển có phong trào "Một triệu cuaron ủng hộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam". Nổi bật là cuộc tổng bãi công của hơn 5 triệu công nhân thuộc 91 tổ chức công đoàn Nhật Bản trong năm 1965. Hội Liên hiệp Phụ nữ Pháp tổ chức "Đêm thức vì hòa bình ở Việt Nam"... Giữa lòng Thủ đô Stốckhôm, xuất hiện các "chiến khu giải phóng" của thanh niên Thụy Điển. Họ lấy cờ Mặt trận và bài hát Giải phóng miền Nam làm cờ và bài ca chính thức, lập ra nhóm hành động ủng hộ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Nhân dân Cộng hòa Liên bang Đức đã sôi sục biểu tình tại hơn 50 thành phố phản đối Mỹ ném bom Hà Nội, Hải Phòng.
Từ châu Phi, châu Mỹ Latinh xa xôi cũng vang lên những tiếng thét phẫn nộ phản đối hành động xâm lược của đế quốc Mỹ và tỏ rõ nhiệt tình ủng hộ sâu sắc với cuộc đấu tranh của nhân dân ta. Các nước Áchentina, Urugoay, Cốtxta Rica, Cônggô, Xômali... đã tổ chức giới thiệu cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam ngày càng tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của xã hội Mỹ. Nhân dân Mỹ, đặc biệt là nhiều lính Mỹ đang tham chiến ở Việt Nam không chỉ thấy sự vô nghĩa, tính chất phi đạo lý của cuộc chiến tranh xâm lược, mà còn thức tỉnh, kính phục một dân tộc giàu lòng yêu nước, dũng cảm chiến đấu bảo vệ nền độc lập, tự do của mình. Ngày 24-3-1965, cuộc hội thảo đầu tiên về chiến tranh Việt Nam được tổ chức tại Trường đại học Michigân với hơn 3 nghìn sinh viên tham dự, sau đó đã nhanh chóng lan ra các trường đại học khác.
Phong trào đấu tranh của sinh viên từ các giảng đường đã lan tỏa ra các đường phố. Ngày 8/6/1965, hơn 18 nghìn người đã tụ họp tại Niu Yoóc quyết định: "Tất cả những ai chống chiến tranh Việt Nam phải xuống đường". Các cuộc đấu tranh từ tự phát chuyển sang có tổ chức, sinh viên đã lập ra "Ủy ban phối hợp toàn quốc nhằm chấm dứt chiến tranh Việt Nam". Từ đó, các cuộc biểu tình ngày càng có quy mô lớn và quyết liệt hơn. Mở đầu là Noócman Morixơn, đã tự thiêu trước trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ. Theo tấm gương Morixơn, một tuần sau (9/11/1965), người thanh niên Mỹ tên là Rôgiơ Lapotơ, 22 tuổi tự thiêu trước trụ sở Liên Hợp quốc để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam. Tiếp đó, ngày 10/11 chị Xilin Giancaoxki, và cụ bà Helga Alíthớt, 79 tuổi tự thiêu để chống cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam. Hành động cao đẹp và dũng cảm trên được báo chí nhiều nước ca ngợi, coi đây "là những bó đuốc tiếp sức phản kháng cuộc chiến tranh dã man ở Việt Nam", là lời tố cáo nghiêm khắc của người dân Mỹ đối với nhà cầm quyền Mỹ .
Oantơ Lípman, nhà bình luận chính trị nổi tiếng nước Mỹ nhận xét: "lương tâm người Mỹ nổi giận... Cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam là cuộc chiến tranh không được lòng người nhất trong lịch sử Hoa Kỳ".
Cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam đã được nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới ủng hộ, tạo nên một mặt trận chống kẻ thù chung dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau, ngày càng cô lập được đế quốc Mỹ, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp - sức mạnh của dân tộc và sức mạnh thời đại để không ngừng tăng cường thế và lực cho cuộc kháng chiến.
Xem thêm các bài giải Chuyên đề học tập Lịch sử lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: