Độ pH âm đạo là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết mất cân bằng pH âm đạo

Mỗi chất hoá học đều có pH đặc trưng trên thang pH, từ axit đến base. Mỗi phần khác nhau trên cơ thể lại có chỉ số pH khác nhau, bao gồm cả âm đạo. Nó giúp cho âm đạo tránh được tác nhân gây bệnh tại chỗ cũng như tác nhân xâm nhập từ bên ngoài, thai kì khoẻ mạnh và ảnh hưởng đến sự thay đổi nội tiết tố

pH là gì?

(Chỉ số pH là chỉ số đặc trung cho mỗi chất - theo nguồn: Greenhouse International)(Chỉ số pH là chỉ số đặc trung cho mỗi chất - theo nguồn: Greenhouse International)Thang pH là thang đo tính axit của một chất, có giá trị từ 0 đến 14 (trong đó 0 là axit nhất; 7 là trung tính; 14 là kiềm nhất). Ví dụ: pH của axit trong pin là 0; của nước là 7 và của nước tẩy là 14

Độ pH khác nhau phù hợp với chức năng của từng cơ quan: tiêu hoá, miễn dịch,.... Ví dụ: tính axit của dạ dày giúp bạn dễ dàng tiêu hoá thức ăn và diệt các vi khuẩn có hại.

pH thông thường của âm đạo

Âm đạo có pH hơi axit, có giá trị từ 3,8 – 4,5 và khi già đi - có thể tăng tới 5.

Âm đạo là môi trường sống tự nhiên của rất nhiều loại lợi khuẩn ưa axit. Âm đạo thường xuyên tiết dịch axit, giúp cho nó không bị khô đồng thời cân bằng độ pH - chống lại tinh trùng, vi khuẩn, kí sinh trùng và nấm.

Nguyên nhân gây mất cân bằng pH âm đạo

pH âm đạo có thể thay đổi do tình trạng sức khoẻ, lối sống và nhiều yếu tố khác

Chu kì kinh nguyệt

(pH âm đạo ở các giai đoạn khác nhau cũng khác nhau - theo nguồn: Meme)(pH âm đạo ở các giai đoạn khác nhau cũng khác nhau - theo nguồn: Meme)

Ở bất kì thời điểm nào trong kì kinh hoặc người đã mãn kinh và phụ nữ có thai thì pH âm đạo đều có thể bị ảnh hưởng

Thuốc

Thuốc kháng sinh vô tình làm chết các lợi khuẩn tự nhiên ở âm đạo làm cho pH tăng lên. Thuốc tránh thai có thể làm thay đổi pH âm đạo ở một số người - dẫn tới nhiễm trùng

Thụt rửa

Đây là một phương pháp làm sạch ở bên trong âm đạo, khác với làm sạch bên ngoài với xà phòng và nước. Thụt rửa thường do phun chất lỏng vào âm đạo bằng ống hoặc dụng cụ, làm tăng pH âm đạo.

Chất bôi trơn

Chất bôi trơn làm âm đạo bớt khô trong quá trình quan hệ tình dục. Một số chất bôi trơn có pH cao hơn 4,5 có thể làm chết lợi khuẩn, dẫn tới nhiễm trùng

Dấu hiệu của mất cân bằng pH âm đạo

(Màu sắc, chất lượng khí hư phản ánh sức khoẻ “cô bé(Màu sắc, chất lượng khí hư phản ánh sức khoẻ “cô bé" - Theo nguồn: UnityPoint Health)

Mất cân bằng pH âm đạo thường đi kèm với nhiễm khuẩn và các vấn đề sức khoẻ khác. Một số triệu chứng bao gồm:

  • Âm đạo nặng mùi, mùi tanh
  • Khí hư màu xám, xanh hoặc có bọt
  • Ngứa quanh âm đạo
  • Sưng và kích ứng quanh âm đạo
  • Thấy đau hoặc rát âm đạo khi quan hệ tình dục
  • Nóng rát âm đạo khi tiểu tiện

Những triệu chứng trên phổ biến trong các bệnh về nhiễm trùng như: nhiễm khuẩn, nhiễm trùng roi Trichomonas, nhiễm nấm. Hầu hết các bệnh liên quan đến nhiễm trùng ở âm đạo đều được xếp chung vào 1 nhóm lớn gọi là Viêm âm đạo - là bất kì viêm nhiễm hay kích ứng ở trong hoặc xung quanh âm đạo.

Cách để duy trì sự cân bằng pH âm đạo

Bạn có thể duy trì pH âm đạo khoẻ mạnh và tránh nhiễm trùng chỉ với vài bước đơn giản như sau

Sử dụng bao cao su

Giống như âm đạo, dương vật cũng có vi khuẩn. Quan hệ tình dục không an toàn có thể dẫn tới nhiễm trùng nếu vi khuẩn từ dương vật tiếp xúc với môi trường âm đạo. Bao cao su giữ vi khuẩn và tinh trùng không xâm nhập được vào trong âm đạo

Tránh thụt rửa

Vệ sinh vùng xung quanh âm đạo với xà phòng và nước sạch

Thay đổi chế độ ăn

Nhiều loại sữa chua có thành phần lợi khuẩn giống với âm đạo. Kiêng đường, kiêng thức ăn chế biến như bánh mì trắng và cơm có thể giúp giảm nhiễm nấm

Quần áo phù hợp

Quần áo chật làm giảm thông khí ở âm đạo, dẫn tới viêm âm đạo. Nên mặc đồ lót cotton, quần rộng thoải mái hoặc thêm 1 miếng lót cotton vùng quanh âm đạo khi mặc quần bó

Xử lý như thế nào khi âm đạo mất cân bằng pH

Mất cân bằng âm đạo có thể dẫn tới nhiều bệnh nghiêm trọng hơn. Viêm âm đạo không được điều trị làm tăng nguy cơ viêm vùng chậu (một loại nhiễm trùng tử cung, ống dẫn trứng và các cơ quan sinh dục nữ khác), vô sinh và các bệnh lây qua đường tình dục.

Nếu bạn đang gặp các triệu chứng của mất cân bằng pH âm đạo, có thể thực hiện các cách sau:

Làm test pH

(Theo nguồn: Home Heath UK)Test pH. (Theo nguồn: Home Heath UK) 

Bạn có thể mua bộ kit kiểm tra tại nhà. Bộ kit này có 1 tờ giấy đặc biệt để đưa vào âm đạo trong thời gian ngắn cùng 1 bảng màu. Tờ giấy sẽ thay đổi màu theo pH âm đạo. Đối chiếu với bảng màu để đọc kết quả

Test này không cho biết bạn bị nhiễm trùng loại nào và pH âm đạo có thể thay đổi kể cả khi bạn không bị nhiễm trùng

Gặp bác sĩ

(Hãy khám phụ khoa nếu bạn gặp tình trạng bất thường ở âm đạo - Theo nguồn: Bệnh viện Phương Đông)(Hãy khám phụ khoa nếu bạn gặp tình trạng bất thường ở âm đạo - Theo nguồn: Bệnh viện Phương Đông)

Bác sĩ có thể chẩn đoán bất kì loại nhiễm trùng nào liên quan tới pH âm đạo. Họ sẽ hỏi về tiền sử, triệu chứng và kiểm tra âm đạo, từ đó có thể kê thuốc kháng sinh và các biện pháp điều trị.

Câu hỏi liên quan

pH bình thường của máu nằm trong khoảng từ 7,35 đến 7,45. Điều này có nghĩa là máu sẽ hơi có tính bazơ.
Xem thêm
Độ pH dùng để phân biệt các loại dung dịch hay đặc tính của từng loại dung dịch. Theo quy ước thì độ pH của nước là chuẩn nhất có giá trị = 7. Những dung dịch có độ pH < 7 là các dung dịch mang tính axit, nếu mang giá trị bằng không thì dung dịch có tính axit cao nhất còn nếu có độ pH > 7 thì đó là các dung dịch có tính bazơ (kiềm).
Xem thêm
Độ pH được hiểu là mức độ hoạt động của ion H+ trong môi trường dung dịch dưới sự tác động bởi 1 hằng số điện ly. Tất cả các dung dịch tồn tại ở dạng lỏng đều có 1 độ pH riêng và pH ảnh hưởng đến chất lỏng đó có lợi hay có hại. Theo nghiên cứu, nồng độ pH trong cơ thể người nằm trong khoảng 7.3 đến 7.4. Từ lúc vừa mới sinh, cơ thể người đã mang tính kiềm. Độ pH 7.3 – 7.4 là nồng độ tốt nhất để các tế bào trong cơ thể hoạt động bình thường.
Xem thêm
Mỗi môi trường có một nồng độ pH nhất định, trong cơ thể người cũng vậy. Nếu giữ độ pH trong cơ thể người trong khoảng 7.3-7.4 và mang tính kiềm thì đây là điều kiện tốt nhất để các tế bào hoạt động bình thường. Nếu cơ thể mất đi tính kiềm mà chuyển sang tính axit thì lượng axit dư thừa trong cơ thể sẽ gây ra các bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường, các bệnh về dạ dày, đường ruột,…
Xem thêm
Theo quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt của Bộ y tế ban hàng ( QCVN 02- 2009 ), độ Ph của nước sinh hoạt là 6 – 8,5. Tuy nhiên các nhà khoa học đã khuyến cáo, uống nước có độ Ph < 7 ( độ Ph thấp ) rất có hại cho sức khỏe con người, nguyên nhân là do tính axit của nước có thể làm gia tăng các ion kim loại từ các vật chứa hay tiếp xúc.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: PH (hóa sinh cơ bản)
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!