Điều trị và phòng ngừa mụn rộp ở môi

Mụn rộp ở môi, còn gọi là Herpes môi hay là vết mụn lở ở mép xuất hiện tái phát thành từng đợt, vốn rất thường gặp.

Video Loét mụn rộp ở môi chữa thế nào? Dùng thuốc gì?

Với người sức khỏe suy giảm, người già, người suy giảm miễn dịch, bệnh càng dễ tái phát. Bệnh tuy không gây ảnh hưởng tới sức khỏe, nhưng gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ, gây nhiều sự bất tiện trong cuộc sống, và có thể tái phát từng đợt nhiều lần. 

Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây ra mụn rộp ở môi, cách điều trị và phòng bệnh qua bài viết này.

Nguyên nhân mụn rộp 

Bệnh mụn rộp ở môi là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, virus có tên gọi là Herpes simplex (HSV). Virus Herpes có 2 loại: HSV1 vốn gây mụn rộp môi, HSV-2 gây mụn rộp sinh dục. Tuy nhiên hiện nay, mỗi típ này có thể gây tổn thương ở cả hai vị trí.

Bệnh do virus Herpes có thể lây truyền qua tiếp xúc da như: Hôn môi người có tổn thương môi do Herpes, tiếp xúc trực tiếp với dịch tổn thương, quan hệ tình dục đường miệng với người đang có tổn thương mụn rộp, dùng chung vật dụng cá nhân có nhiễm bệnh.

Triệu chứng mụn rộp 

Gây tổn thương da tại môi và/hoặc cơ quan sinh dục. Vùng da quanh chỗ phồng thường nổi đỏ, sưng lên và đau nhức. Vùng bị phỏng có thể vỡ, dịch trong chảy ra ngoài và sau đó đóng vảy sau vài ngày. Tuy nhiên, vết thương thường tự lành trong khoảng vài ngày tới 2 tuần và cũng có thể điều trị tại nhà

Ngoài các biểu hiện chính trên môi và quanh miệng, còn có thể có những triệu chứng khác như:

  • Miệng bị đau, ảnh hưởng đến vấn đề ăn uống và ngủ nghỉ. Vị trí đau chủ yếu ở vùng bị mụn rộp
  • Bị sốt
  • Đau họng
  • Sưng hạch cổ
  • Chảy nước dãi ở trẻ nhỏ.

Lần đầu nhiễm virus có thể không có dấu hiệu mụn rộp. Tuy nhiên nếu có biểu hiện, mụn rộp có thể lan tràn đến mọi nơi trong miệng và tình trạng này thường nghiêm trọng hơn trong những lần bùng phát sau này.

Chẩn đoán mụn rộp 

Bác sĩ có thể dựa vào tổn thương trên da đặc trưng của Herpes để đưa ra chẩn đoán

Ngoài ra, ở nơi có điều kiện, Bác sĩ có thể thu thập bệnh phẩm dịch tiết tại chỗ tổn thương để làm xét nghiệm khẳng định, loại trừ tổn thương bội nhiễm do vi khuẩn.

Điều trị mụn rộp 

Chưa có cách để điều trị bệnh Herpes hoàn toàn, song chăm sóc và điều trị tại nhà đúng cách sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt triệu chứng. Dưới đây là các cách điều trị thường được áp dụng:

Dùng thuốc kháng virus

Acyclovir hiện là thuốc kháng virus để trực tiếp tiêu diệt virus HSV

Dùng kem bôi hoặc thuốc mỡ 

Kem bôi điều trị tổn thương da do Herpes. Nguồn: Nhà thuốc Vũ TùngKem bôi điều trị tổn thương da do Herpes. Nguồn: Nhà thuốc Vũ Tùng

Mụn rộp ở môi thường gây đau đớn, ngứa rát vô cùng khó chịu cho người bệnh. Để kiểm soát cơn đau và ngứa do Herpes ở môi và thúc đẩy quá trình tự làm lành tổn thương, có thể dùng thuốc mỡ hoặc kem bôi kháng virus là cần thiết. Thuốc thường dùng điều trị là Acyclovir được dùng ngay khi mụn Herpes môi khởi phát, triệu chứng bệnh sẽ được kiểm soát nhanh chóng.

Dùng thuốc uống 

Hình: Thuốc kháng virus Herpes đường uống. Nguồn: PharmogHình: Thuốc kháng virus Herpes đường uống. Nguồn: Pharmog

Thuốc uống kháng virus sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh. Các loại thuốc thường được chỉ định dùng là acyclovir. Các loại thuốc này có tác dụng nhanh với bệnh Herpes môi song có thể gây ra một vài tác dụng phụ, vì thế cần dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu người bệnh có hệ miễn dịch kém hoặc cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng, mang thai thì bác sĩ cần cẩn trọng hơn trong sử dụng thuốc điều trị Herpes môi. Nếu không điều trị tốt, bệnh kéo dài dai dẳng gây biến chứng, bệnh nhân sẽ cần điều trị với thuốc liều cao hơn.

Biện pháp chăm sóc tại nhà khi bị Herpes môi

Nếu bệnh Herpes môi nhẹ, mới khởi phát thì một số phương pháp chăm sóc, điều trị tại nhà sau có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng, tăng phục hồi:

Chườm lạnh

Bạn sử dụng nước đá lạnh hoặc đá bọc trong vải chườm lên mụn loét trên môi 20 phút mỗi lần, mỗi ngày từ 2 - 3 lần. Triệu chứng đau do Herpes môi sẽ được giảm nhẹ. Lưu ý không nên để đá hoặc nước đá chạm trực tiếp vào vùng da bị bệnh vì có thể gây tổn thương nhiễm trùng nặng hơn.

Thuốc giảm đau, hạ sốt không kê đơn

Nên lưu ý tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng các loại thuốc không kê đơn này, nhất là với trẻ nhỏ vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Thuốc giảm đau hạ sốt do Herpes môi có thể dùng tại nhà là paracetamol.

Hạn chế thực phẩm chua

Bạn có thể uống cam, chanh, nước bưởi, cóc để tăng cường miễn dịch cho cơ thể, song nên dùng ống mút để tránh chạm vào vùng da nhiễm virus.

Dưỡng ẩm

Trong dưỡng da lô hội có tinh chất có tác dụng làm mát, làm dịu tổn thương da rất tốt.

Uống nhiều nước

Uống thêm nhiều nước lọc và nước hoa quả các loại để tránh mất nước, giảm đau đớn, tăng tốc độ phục hồi bệnh.

Phòng ngừa mụn rộp 

Lây nhiễm virus Herpes từ người bệnh hoặc tạo yếu tố thuận lợi cho virus phát triển gây bệnh sẽ khiến Herpes môi khởi phát. Các biện pháp sau có tác dụng phòng ngừa lây nhiễm và tái phát bệnh hiệu quả:

  • Tránh hôn với người đang có dấu hiệu bệnh hoặc bản thân bạn đang mắc bệnh.
  • Cẩn thận khi chạm vào mụn rộp của người bệnh dù ở môi hoặc bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, nếu có thể hãy sử dụng găng tay và rửa tay sát khuẩn ngay sau đó.
  • Sử dụng bao cao su và các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm qua đường tình dục
  • Tránh làm tổn thương da vùng mặt để giảm thiểu tái phát tình trạng mụn rộp: Bôi kem chống nắng, dưỡng ẩm môi, đeo khẩu trang khi ra ngoài trời.

Xem thêm: 


Câu hỏi liên quan

Có khá nhiều phương pháp điều trị bệnh herpes sinh dục nhưng đều tuân thủ nguyên tắc chung là: chống bội nhiễm bằng điều trị tại chỗ và dùng thuốc uống kháng virus để cải thiện triệu chứng của bệnh đồng thời hạn chế bài xuất HSV.
Xem thêm
Mụn rộp sinh dục không tự khỏi được và cũng không có loại thuốc nào có thể điều trị triệt để được loại virus Herpes sinh dục này. Khi bị nhiễm virus Herpes bạn sẽ phải chung sống cùng với chúng.
Xem thêm
Các loại thuốc điều trị mụn rộp ở môi gồm: Thuốc kháng virus: acyclovir, famcyclovir, valacylovir, Thuốc giảm đau, Thuốc chăm sóc tại chỗ gồm: Cream kháng virus acyclovir 5%,...
Xem thêm
ác thuốc kháng virút trong điều trị bệnh mụn rộp sinh dục (Acyclovir, famciclovir, Valacyclovir..) là các thuốc được sử dụng chủ yếu trong điều trị bệnh MRSD, do có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của virút HSV
Xem thêm
Hiện nay chưa có cách chữa trị đặc hiệu cho bệnh Herpes môi, cũng không có cách tiêu diệt virus gây bệnh herpes simplex (HSV). Thông thường các mụn rộp sẽ tự biến mất trong chưa tới 2 tuần. Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc có thể làm giảm thời gian mắc bệnh và giúp phần nào ngăn chặn bệnh bùng phát trở lại trong tương lai.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Mụn rộp
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!