Đề cương Học kì 1 Địa lí 11 Kết nối tri thức
I. Kiến thức ôn tập
I. Sự tương phản trình độ KT- XH
- Khái niệm, đặc điểm của trình độ kinh tế và xã hội
- Mối quan hệ giữa trình độ kinh tế và xã hội
- Ví dụ về sự tương phản trình độ kinh tế và xã hội trong các khu vực, quốc gia
II. Xu hướng toàn cầu hóa
- Khái niệm, đặc điểm của xu hướng toàn cầu hóa
- Các yếu tố thúc đẩy xu hướng toàn cầu hóa
- Tác động của xu hướng toàn cầu hóa đến đất nước, dân cư, nền kinh tế, văn hóa
III. Một số vấn đề mang tính toàn cầu
- Biến đổi khí hậu và tác động toàn cầu
- Mất cân bằng tài nguyên và môi trường toàn cầu
- Đô thị hóa và vấn đề đô thị toàn cầu
IV. Vấn đề về châu Phi
- Đặc điểm địa lý, dân cư, kinh tế và văn hóa của châu Phi
- Các vấn đề phát triển và thách thức của châu Phi
- Sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường ở châu Phi
V. Vấn đề Mĩ La Tinh
- Đặc điểm địa lý, dân cư, kinh tế và văn hóa của Mĩ La Tinh
- Các vấn đề phát triển và thách thức của Mĩ La Tinh
- Sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường ở Mĩ La Tinh
VI. Vấn đề Tây Nam Á và Trung Á
- Đặc điểm địa lý, dân cư, kinh tế và văn hóa của Tây Nam Á và Trung Á
- Các vấn đề phát triển và thách thức của Tây Nam Á và Trung Á
- Sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường ở Tây Nam Á và Trung Á
VII. Hoa Kì
- Đặc điểm địa lý, dân cư, kinh tế và văn hóa của Hoa Kì
- Các vấn đề phát triển và thách thức của Hoa Kì
- Sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường ở Hoa Kì
VIII. Liên minh Châu Âu (EU)
- Lịch sử và hình thành của Liên minh Châu Âu (EU)
- Cơ cấu tổ chức, thành viên và chính sách của EU
- Các thành tựu và thách thức của EU
- Vai trò và tầm quan trọng của EU trong khu vực và trên thế giới
- Tương quan giữa EU và các quốc gia thành viên
- Triển vọng phát triển và thách thức của EU trong tương lai
II. Ma trận
Ma trận đề thi Học kì 1 Địa lí 11
Cấp độ
Chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng cấp thấp |
Vận dụng cấp cao |
- Sự tương phản trình độ KT- XH. - Xu hướng toàn cầu hóa - Một số vấn đề mang tính toàn cầu |
- Biết được các tiêu chí phân chia các nhóm nước.
|
- Hiểu được các nguyên nhân, hậu quả của các vấn đề dân số, môi trường.
|
- Liên hệ thực trạng VN khi xu hướng toàn cầu hóa diễn ra. |
|
Số điểm: 1,5 điểm Tỉ lệ: 15% |
Số điểm: 0,5 điểm Tỉ lệ: 5% |
Số điểm: 0,5 điểm Tỉ lệ: 5 % |
Số điểm: 0,5 điểm Tỉ lệ: 5 % |
|
- Vấn đề về châu Phi. - Vấn đề Mĩ La Tinh - Vấn đề TNA và Trung Á |
Biết được các đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế của các khu vực. |
- Hiểu được nguyên nhân dẫn đến thực trạng kinh tế, xã hội của các khu vực trên |
|
- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến đặc điểm tự nhiên của châu Phi và vị trí quan trọng của TNA và Trung Á. |
Số điểm: 1,5 điểm Tỉ lệ: 15% |
Số điểm: 0,5 điểm Tỉ lệ: 5 %
|
Số điểm: 0,5 điểm Tỉ lệ: 5 % |
|
Số điểm: 0,5 điểm Tỉ lệ: 5 % |
- Hoa Kì
|
- Biết được đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội của HK. |
|
- Vẽ biểu đồ, nhận xét về kinh tế của HK |
|
Số điểm:4,0 điểm Tỉ lệ: 40% |
1,0 điểm (10%) |
|
3,0điểm (30%) |
|
- Liên minh Châu Âu (EU) |
- Biết được quá trình phát triển của EU
|
- Hiểu được nội dung bốn mặt tự do lưu thông. |
|
|
Số điểm 3,0 Tỉ lệ: 30% |
Số điểm: 2,0 điểm Tỉ lệ: 20% |
1,0 điểm (tỉ lệ: 10 %) |
|
|
Số điểm: 10 điểm Tỉ lệ: 100 % |
Số điểm:4,0 điểm Tỉ lệ: 40 % |
Số điểm: 2,0 điểm Tỉ lệ: 20% |
3,5 điểm Tỉ lệ: 35% |
0,5 điểm Tỉ lệ: 5% |
III. Câu hỏi ôn tập
1. Trắc nghiệm
Câu 1. Các quốc gia trên TG được chia làm 2 nhóm: phát triển và đang phát triển, dựa vào:
A. Sự khác nhau về tổng số dân của mỗi nước.
B. Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên.
C. Sự khác nhau về trình độ phát triển KT- XH.
D. Sự khác nhau về tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người.
Câu 2. Các ngành kinh tế nào sau đây là sản phẩm của nền kinh tế tri thức:
A. Công nghiệp khai thác mỏ kim loại, luyện kim và cơ khí.
B. Các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao.
C. Công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, sản xuất hàng tiêu dùng.
D. Công nghệ điện tử, sinh học và hàng không vũ trụ.
Câu 3. Một số khó khăn của Việt Nam khi gia nhập WTO:
A. Nợ nước ngoài và nạn chảy máu chất xám ngày càng tăng.
B. Nguồn lao động tăng nhanh gây khó khăn trong hợp tác lao động.
C. Thực trạng nền kinh tế còn thấp so với khu vực và TG.
D. Nguồn lực trong nước phát huy kém hiệu quả do thiếu vốn.
Câu 4. Thương mại TG phát triển mạnh được biểu hiện qua đặc điểm:
A. WTO với 150 thành viên chi phối tới 95% hoạt động thương mại của TG.
B. Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn.
C. Tốc độ tăng trưởng thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn TG.
D. Hàng vạn ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử.
Câu 5. Môi trường ô nhiễm là do:
A. Sự gia tăng của chất thải công nghiệp và sinh hoạt vào môi trường.
B. Lượng khí CO2 tăng đáng kể trong khí quyển gây hiệu ứng nhà kính.
C. Áp lực của gia tăng dân số và sự tăng trưởng hoạt động kinh tế.
D. Hậu quả của việc gia tăng dân số nhanh ở các nước đang phát triển.
Câu 6. Bùng nổ dân số hiện nay trên TG chủ yếu bắt nguồn từ:
A. Các nước phát triển.
B. Các nước đang phát triển.
C. Các nước công nghiệp mới.
D. Các nước đang phát triển,các nước CN mới .
Câu 7. Nhận xét đúng nhất về thực trạng tài nguyên của Châu Phi
A. Khoáng sản nhiều, đồng cỏ và rừng xích đạo diện tích rộng lớn.
B. Khoáng sản và rừng là những tài nguyên đang bị khai thác mạnh.
C. Khoáng sản phong phú, rừng nhiều nhưng chưa được khai thác.
D. Trữ lượng lớn về vàng, kim cương, dầu mỏ, phốt phát nhưng chưa được khai thác.
Câu 8. Câu nào sau đây không chính xác
A. Tỉ lệ tăng trưởng GDP của châu Phi tương đối cao trong thập niên vừa qua.
B. Hậu quả thống trị nặng nề của thực dân còn in dấu trên đường biên giới quốc gia.
C. Một vài nước châu Phi có nền kinh tế chậm phát triển.
D. Nhà nước của nhiều quốc gia châu Phi còn non trẻ, thiếu khả năng quản lí.
Câu 9. Nguyên nhân kinh tế Mĩ La Tinh phát triển không ổn định là:
A. Tài nguyên nghèo, cạn kiệt nhanh.
B. Trình độ dân trí thấp.
C. Chính sách kinh tế không phù hợp, chính trị không ổn định.
D. Sự can thiệp của nước ngoài.
Câu 10. Khu vực Tây Nam Á không có đặc điểm nào sau đây?
A. Vị trí địa lý mang tính chiến lược
C. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
B. Nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có
D. Sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài
Câu 11. Nguyên nhân sâu xa để Tây Nam Á và Trung Á trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc là:
A. Nguồn dầu mỏ có trữ lượng lớn.
B. Có nhiều khoáng sản quan trọng như sắt, đồng, vàng, kim loại hiếm…
C. Có vị trí địa lý- chính trị quan trọng.
D. Ý A và C
Câu 12. Nhận xét không đúng về đặc điểm tự nhiên vùng núi Coóc-đi-e là:
A. Gồm các dãy núi trẻ cao trung bình trên 2000 m, chạy song song theo hướng Bắc-Nam.
B. Xen giữa các dãy núi là bồn địa và cao nguyên có khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc.
C. Ven Thái Bình Dương là các đồng bằng nhỏ hẹp, đất tốt, khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt hải dương.
D. Có nhiều kim loại màu (vàng, đồng, chì), tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng tương đối lớn.
Câu 13. Dân cư Hoa Kỳ đang có xu hướng di chuyển từ các bang vùng Đông Bắc về các bang:
A. Vùng Tây Bắc và ven Thái Bình Dương.
B. Ở vùng Trung tâm và ven Đại Tây Dương.
C. Ở phía Nam và ven Thái Bình Dương.
D. Ở phía Bắc và ven Đại Tây Dương.
Câu 14. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong giá trị hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ là sản phẩm của ngành
A. Nông nghiệp.
B. Thủy sản.
C. Công nghiệp chế biến.
D. Công nghiệp khai khoáng.
Câu 15. Những đặc điểm cơ bản về sự phát triển của EU:
A. Liên kết toàn diện và thống nhất trên tất cả các lĩnh vực.
B. Mở rộng không gian địa lí cho các nước trên thế giới.
C. Số lượng thành viên chỉ giới hạn ở 25 nước thành viên châu Âu.
D. Tạo dựng một thị trường chung để phát triển kinh tế.
Câu 16. Đặc điểm nào không đúng với thị trường chung châu Âu:
A. Mọi công dân có quyền tự do đi lại, cư trú, chọn nghề.
B. Các nước EU có chính sách thương mại chung buôn bán với ngoài khối.
C. Các hạn chế đối với giao dịch thanh toán ngày càng tăng.
D. Sản phẩm hợp pháp của một nước được tự do buôn bán trong toàn EU.
Câu 17. Năm 2004, so với toàn thế giới tổng giá trị ngoại thương của Hoa Kỳ chiếm:
A. 11%
B. 12%
C. 13%
D. 14%
Câu 18. EU được xem là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới vì:
A. Dẫn đầu thế giới về GDP.
B. Chiếm ½ GDP toàn cầu.
C. Đứng thứ 2 thế giới về GDP sau Nhật Bản.
D. Đứng thứ 2 thế giới về GDP sau H. Kì
Câu 19. Đặc điểm nào không đúng với EU:
A. EU là một trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.
B. EU là liên kết kinh tế khu vực lớn trên thế giới
C. EU là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.
D. EU là lãnh thổ phát triển đồng đều giữa các vùng
Câu 20. Liên kết Ma-xơ Rai-nơ hình thành ở biên giới ba nước:
A. Đức, Anh, Pháp.
B. Đức, Pháp, Hà Lan.
C. Hà Lan, Đức, Bỉ.
D. Anh, Pháp, Hà Lan.
IV. Đề thi minh họa
Đề số 1
I. TRẮC NGHIỆM (4điểm)
Câu 1: Những quốc gia nào có vai trò sáng lập EU?
A. Italia, Pháp, Phần Lan, Đức, Thụy Điển.
B. Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thụy sĩ.
C. Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Luc-xăm-bua.
D. Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Luc-xăm-bua.
Câu 2: Lí do nào không chính xác về sự phân bố dân cư không đồng đều của Hoa Kì?
A. Thành phần dân cư phức tạp.
B. Lịch sử định cư.
C. Sự phát triển kinh tế.
D. Điều kiện tự nhiên khác nhau.
Câu 3: Ý nào đúng nhất khi nói về vị thế của EU trên thế giới?
A. EU có bình quân GDP trên đầu người cao.
B. EU có nền kinh tế phát triển mạnh.
C. EU là khu vực có nền kinh tế đứng hàng đầu thế giới.
D. EU là khu vực kinh tế phát triển năng động.
Câu 4: Liên kết Maxơ- Rainơ hình thành ở biên giới ba nước:
A. Đức, Bỉ, Hà Lan.
B. Đức, Pháp, Hà Lan.
C. Hà Lan, Đức, Luc-xăm-bua.
D. Anh, Pháp, Hà Lan.
Câu 5: Bốn mặt tự do lưu thông trong thị trường chung châu Âu là:
A. Tự do trao đổi lao động, hàng hóa, lưu thông tiền vốn, tri thức.
B. Tự do trao đổi thông tin, đi lại, trao đổi hàng hóa, trao đổi tiền vốn.
C. Tự do di chuyển, lưu thông dịch vụ, lưu thông hàng hóa, lưu thông tiền vốn.
D. Tự do di chuyển, giao thông, hàng hóa, trao đổi thông tin.
Câu 6: Đồng tiền chung Ơ-rô của EU được đưa vào giao dịch thanh toán từ năm nào?
A. 1999. B. 1995.
C. 1997. D. 1993.
Câu 7: Các trung tâm công nghiệp lớn của Hoa Kì tập trung ở:
A. Tây Nam. B. Đông Bắc.
C. Đông Nam. D. Tây Bắc.
Câu 8: EU là bạn hàng lớn nhất của
A. các nước đang phát triển.
B. Châu Phi.
C. Nhật Bản.
D. Hoa Kì.
Câu 9: Ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kì là:
A. Công nghiệp.
B. Nông nghiệp.
C. Thủ công nghiệp.
D. Dịch vụ.
Câu 10: Các ngành công nghiệp hiện đại của Hoa Kì là:
A. Đóng tàu, hóa chất, dệt, sản xuất ô tô, khai thác khoáng sản.
B. Luyện kim, chế tạo ô tô, dệt và chế biến thực phẩm.
C. Hóa dầu, công nghiệp hàng không vũ trụ, cơ khí, điện tử,…
D. Luyện kim, dệt, gia công đồ nhựa,…
Câu 11: Liên minh châu Âu (EU) được thành lập năm nào?
A. 1993. B. 1967.
C. 1957. D. 1951.
Câu 12: Đặc điểm nào không đúng với EU?
A. EU là liên kết khu vực lớn trên thế giới.
B. EU là một trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.
C. EU là lãnh thổ phát triển đồng đều giữa các vùng.
D. EU là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.
Câu 13: Tính đến nay(2016), EU có bao nhiêu nước thành viên?
A. 28. B. 27.
C. 25. D. 23.
Câu 14: Ô nhiễm môi trường biển và đại dương chủ yếu là do:
A. Các sông bị ô nhiễm đổ nước ra biển.
B. Đất và nước trên lục địa bị ô nhiễm đổ ra biển.
C. Các sự cố đắm tàu, rửa tràn dầu.
D. Chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa được xử lí đổ ra biển.
Câu 15: Đường hầm qua eo biển Măng sơ nối giữa hai quốc gia?
A. Anh và Pháp.
B. Anh và Ý.
C. Anh và Đức.
D. Anh và Hà Lan.
Câu 16: Dân cư Hoa Kì tập trung đông đúc ở khu vực nào?
A. Vùng phía Nam.
B. Vùng Đông Bắc, Đông và duyên hải phía Tây.
C. Vùng núi Cooc-đi-e.
D. Vùng trung tâm.
II. TỰ LUẬN (6điểm)
Câu 1. ( 3 điểm) Việc hình thành thị trường chung châu Âu và đưa vào sử dụng đồng tiền chung Ơ-rô có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát triển EU?
Câu 2.(3 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau:
Tỉ trọng GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giói năm 2014
(Đơn vị: %)
Chỉ số các nước, khu vực | GDP | Số dân |
EU | 23,7 | 7,0 |
Hoa Kì | 22,2 | 4,4 |
Nhật Bản | 5,9 | 1,8 |
Trung Quốc | 13,7 | 18,8 |
Ấn Độ | 2,6 | 17,8 |
Các nước còn lại | 31,9 | 50,2 |
- Hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng GDP, dân số của EU và một số nước trên thế giới.
- Dựa vào biểu đồ đã hoàn thành và những hiểu biết của bản thân, hãy nhận xét về vị thế kinh tế của EU trong nền kinh tế thế giới.
Đáp án trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
C | A | C | A | C | A |
7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
B | A | A | C | C | C |
13 | 14 | 15 | 16 | ||
B | D | A | B |
Đáp án tự luận
Câu 1.
Việc hình thành thị trường chung châu Âu và đưa vào sử dụng đồng tiền chung Ơ-rô có ý nghĩa quan trọng với việc phát triển EU.
- Ý nghĩa của việc hình thành thị trường chung:
+ Tăng cường tự do lưu thông về người, hàng hóa, tiền tệ và dịch vụ nhằm xóa bỏ những trở ngại trong việc phát triển kinh tế
+ Tăng cường hơp tác, liên kết không chỉ về kinh tế, luật pháp, nội vụ mà cả trên lĩnh vực an ninh và đối ngoại
+ Thúc đẩy và tăng cường quá trình nhất thể hóa ở EU về các mặt kinh tế.
+ Tăng cường tiềm lực, sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của Eư so với các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.
- Ý nghĩa của việc sử dụng đồng tiền chung Euro:
+ Nâng cao sức cạnh tranh của EU.
+ Thủ tiêu những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.
+ Tạo thuận lợi khi chuyển giao vốn trong EU.
+ Đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.
Câu 2
a. Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng GDP, dân số của EU và một số nước trên thế giới
Dựa vào kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ trọng (cơ cấu) trong 1-3 năm hoặc 1-3 đối tượng là biểu đồ tròn
b. Nhận xét về vị thế kinh tế của EU trong nền kinh tế thế giới.
- EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới, mặc dù chỉ chiếm 7% số dân thế giới nhưng EU chiếm tới 23,7% GDP toàn thế giới năm 2014.
- EU dẫn đầu thế giới về hoạt động thương mại, tỉ trọng của EU trong xuất khẩu của thế giới chiếm 33,3% (năm 2015)
-Kinh tế của EU phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất nhập khẩu.
- EU là bạn hàng lớn của các nước đang phát triển, tỉ trọng của EU trong viện trợ phát triển thế giới chiếm 59%. (năm 2004).