Danh sách câu hỏi

Có 1,432 câu hỏi trên 36 trang

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng. (...) Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công. Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống. Nếu chỉ chăm chăm và tán dương tài năng thiên bẩm thì chẳng khác nào chim trời chỉ vỗ cánh mà chẳng bao giờ bay được lên cao. Mỗi ngày trôi qua rất nhanh. Bạn đã dành thời gian cho những việc gì ? Cho bạn bè, cho người yêu, cho đồng loại và cho công việc? Và có bao giờ bạn rùng mình vì đã để thời gian trôi qua không lưu lại dấu tích gì không ?

           Các bạn hãy xây dựng tầm nhìn rộng mở (…), biến tri thức của loài người, của thời đại thành tri thức bản thân và cộng đồng, vận dụng vào hoạt động thực tiễn của mình. Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp; tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân; nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm. Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó không chỉ chông chênh mà có khi vấp ngã.

                                                     (Theo, Báo mới.com)

 

Chỉ ra điều cần làm trước mắt được nêu trong đoạn trích.

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Bà lão ấy hờ con suốt một đêm. Bao giờ cũng vậy cứ hết đường đất làm ăn là bà lại hờ con. Làm như chính tự con bà nên bây giờ bà phải đói. Mà cũng đúng như thế thật. Chồng bà chết từ khi nó mới lọt lòng ra. Bà thắt lưng buộc bụng, nuôi nó từ tấm tấm, tí tí giở đi. Cũng mong để khi mình già, tuổi yếu mà nhờ. Thế mà chưa cho mẹ nhờ đưọc một li, nó đã lăn cổ ra nó chết. Công bà thành công toi. Con vợ nó không phải giống người. Nó có biết thương mẹ già đâu!

           Chồng chết vừa mới xong tang, nó đã vội vàng đi lấy chồng ngay, nó đem đứa con gái lên năm giả lại bà. Thành thử bà đã già ngót bảy mươi, lại còn phải làm còm cọm, làm mà nuôi đứa con gái ấy cho chúng nó. Hết xương, hết thịt vì con, vì cháu, mà nào được trông mong gì?

           Nuôi cháu bảy năm trời, mãi cho đến khi nó đã mười hai, bà cho nó đi làm con nuôi người ta lấy mười đồng. Thì cải mả cho bố nó đã mất tám đồng rồi. Còn hai đồng bà dùng làm vốn đi buôn, kiếm mỗi ngày dăm ba xu lãi nuôi thân. Có chạy xạc cả gấu váy, hết chợ gần đến chợ xa, thì mới kiếm nổi mỗi ngày mấy đồng xu. Sung sướng gì đâu! Ấy thế mà ông trời ông ấy cũng chưa chịu để yên. Năm ngoái đấy, ông ấy còn bắt bà ốm một trận thập tử nhất sinh. Có đồng nào hết sạch. Rồi chết thì không chết nhưng bà lại bị mòn thêm rất nhiều sức lực. Chân tay bà đã bắt đầu run rẩy. Người bà thỉnh thoảng tự nhiên bủn rủn. Đang ngồi mà đứng lên, hai mắt cũng hoa ra. Đêm nằm, xương cốt đau như giần. Đi đã thấy mỏi chân. Như vậy thì còn buôn bán làm sao được? Nghĩ đến nắng gió bà đã sợ.

(Trích Một bữa no, Tuyển tập Nam Cao, NXB Thời đại,1943)

 

Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích? Ngôi kể của văn bản?

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

...Tôi vội vàng nhét vào trong chiếc túi cấp dưỡng nhọ nhem của chị một chiếc phong bì niêm rất cẩn thận. Suốt buổi trưa, tôi đã mượn giấy bút biên cho Nguyệt lá thư đầu tiên.

Ra đến rừng săng lẻ, tôi chưa về chỗ giấu xe vội mà men ra bờ sông ngoài cầu. Con sông miền Tây in đầy bóng núi xanh thẫm, hai bên bờ cỏ lau chen với hố bom. Chiếc cầu bị cắt làm đôi như một nhát rìu phang rất ngọt. Ba nhịp phía bên này đổ sập xuống, những phiến đá xanh lớn rơi ngổn ngang dưới lòng sông, chỉ còn hai hàng trụ đứng trơ vơ giữa trời. Tôi đứng bên bờ sông, giữa cảnh một chiếc cầu đổ và lại tự hỏi: Qua bấy nhiêu năm tháng sống giữa bom đạn và cảnh tàn phá những cái quý giá do chính bàn tay mình xây dựng nên, vậy mà Nguyệt vẫn không quên tôi sao? Trong tâm hồn người con gái nhỏ bé, tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn giội xuống cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nổi ư?

(Trích Mảnh trăng cuối rừng, Nguyễn Minh Châu - Truyện ngắn,

NXB Văn học, Hà Nội, 2003, tr. 62)

Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

SỰ TRUNG THỰC CỦA TRI THỨC

      Theo nghĩa truyền thống, kẻ sĩ là một người có học. Có học nên biết lẽ phải trái để “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Cái dũng của họ không phải cái dũng chém tướng đoạt thành mà là hệ quả của cái trí, nhằm làm sáng tỏ đạo thánh hiền. Đó là một công việc khó khăn, thậm chí nguy hiểm.

      Không phải lúc nào cũng có một Chu Văn An trước sự lộng hành của đám sủng thần, dám dâng thất trảm sớ và sau khi bị khước từ, kiên quyết từ quan về dạy học.

    Không phải lúc nào cũng có anh em thái sử Bá thời Xuân Thu. Thôi Trữ sau khi giết vua Tề, ra lệnh cho thái sử Bá phải ghi vào sử: “Tề Trang Công bị bạo bệnh mà chết”. Bá ghi: “Năm Ất Hợi, tháng Năm, Thôi Trữ giết vua”. Thôi Trữ nổi giận, lôi Bá ra chém. Bá có ba người em. Hai người noi gương anh đều bị chém. Người em út vẫn điềm nhiên viết: “Năm Ất Hợi, tháng Năm, Thôi Trữ giết vua”. Trữ quát: “Ba anh ngươi đều đã bị chém, ngươi không sợ sao?” Người này nói: “Việc của quan thái sử là ghi lại sự thật, nếu xuyên tạc thà bị chết chém còn hơn”.

      Nhưng không hiểu sao tôi vẫn không thích từ “kẻ sĩ” lắm. Có lẽ do màu sắc hơi “hoài cổ” của nó chăng? Đạo thánh hiền quả là cao quý và đáng trân trọng nhưng nó là một cái gì đã có. Kẻ sĩ thời nay chính là những trí thức do tính rộng mở của từ này. Nhất là vào thời đại nền kinh tế tri thức phát triển với sự bùng nổ của khoa học, đặc biệt ngành tin học. Người trí thức không những tôn trọng thánh hiền mà còn là kẻ dám mày mò vào cõi không biết, đấu tranh với những định kiến của hiện tại để phát hiện những sự thật cho tương lai.

      Một nước đang phát triển như nước ta cần nhanh chóng đào tạo một đội ngũ trí thức đông đảo để khỏi tụt hậu. Muốn vậy chúng ta phải lập cho được một môi trường lành mạnh trên nền tảng sự trung thực trí thức. Ít lâu nay báo chí nói nhiều đến nạn bằng giả. Đó là một hiện tượng xã hội nghiêm trọng, cần phải loại bỏ. Nhưng theo tôi, nó không nghiêm trọng bằng hội chứng “bằng thật, người giả” vì hội chứng này có nguy cơ gây sự lẫn lộn trong hệ giá trị và làm ô nhiễm môi trường đạo đức một xã hội trung thực, trong đó thật/ giả phải được phân định rạch ròi và minh bạch. Chúng ta thường nói nhiều đến tài năng và trí thức. Nhưng tài năng và trí thức chỉ có thể phát triển lâu dài và bền vững trên nền tảng một xã hội trung thực.

(Trích từ Đối thoại với đời & thơ, Lê Đạt, NXB Trẻ, 2008, tr.14-15)

Xác định loại văn bản và phương thức biểu đạt chính của văn bản.