Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + N2O + H2O | Cu ra Cu(NO3)2

Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + N2O + H2O là phản ứng oxi hóa khử. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

Phản ứng Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + N2O + H2O

1. Phương trình phản ứng Cu tác dụng HNO3 

4Cu + 10HNO3 → 4Cu(NO3)2 + N2O + 5H2O

2. Điều kiện phản ứng Cu tác dụng với dung dịch HNO3 

Không có

3. Cách cân bằng phản ứng oxi hóa khử Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + N2O + H2O

Cu0 + HN+5O3 → Cu+2(NO3)2 + N+12O + H2O

4x

1x

Cu0 →  Cu+2 + 2e

2N+5 + 2.4e → 2N+1(N2O)

Phương trình phản ứng: 4Cu + 10HNO3→ 4Cu(NO3)2+ N2O + 5H2O

4. Cách tiến hành phản ứng cho Cu tác dụng với dung dịch HNO3

Cho vào ống nghiệm 1,2 lá đồng, nhỏ từ từ vừa đủ dung dịch HNO3.

5. Hiện tượng Hóa học

Lá đồng màu đỏ Đồng (Cu) tan dần trong dung dịch axit HNO3 và sinh ra khí đinito oxit N2O.

6. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

6.1. Bản chất của Cu (Đồng)

- Trong phản ứng trên Cu là chất khử.

- Cu là kim loại phản ứng được với các axit oxi hoá mạnh như axit HNO3 và H2SO4 đặc, nóng.

6.2. Bản chất của HNO3 (Axit nitric)

- Trong phản ứng trên HNO3 là chất oxi hoá.

- Đây là một monoaxit mạnh, có tính oxi hóa mạnh có thể nitrat hóa nhiều hợp chất vô cơ.

7. Bài tập vận dụng minh họa

Câu 1. Cho ba kim loại là Al, Fe, Cu và bốn dung dịch muối riêng biệt là ZnSO4, AgNO3, CuCl2, MgSO4. Kim loại nào tác dụng được với cả bốn dung dịch muối đã cho?

A. Al.

B. Fe.

C. Cu.

D. Không kim loại nào.

Lời giải:

Đáp án: D

Không kim loại nào vì cả 3 kim loại đều đứng sau Mg trong dãy điện hóa → Cả 3 kim loại đều không khử được ion Mg2+ trong muối.

Câu 2. Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3 và MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm :

A. Cu, Al, Mg.

B. Cu, Al, MgO.

C. Cu, Al2O3, Mg.

D. Cu, Al2O3, MgO.

Lời giải:

Đáp án: D

CO khử được các oxit kim loại của kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa thành kim loại và khí CO2.

→ CO chỉ khử được CuO thành Cu; Al2O3 và MgO không bị khử.

Câu 3. Trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành thí nghiệm của kim loại Cu với HNO3 đặc. Biện pháp xử lí tốt nhất để khí tạo thành khi thoát ra ngoài ít gây ô nhiễm môi trường nhất là

A. nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch Ca(OH)2

B. nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước

C. nút ống nghiệm bằng bông khô

D. nút ống nghiệm bằng bông tẩm cồn.

Lời giải:

Đáp án: A
Do khí thoát ra chủ yếu là NO2 nên dùng chất kiềm tẩm vào bông nút chặt ống nghiệm sẽ phản ứng với NO2 tạo muối, không thoát ra ngoài môi trường gây ô nhiễm.

Câu 4. Nguyên tử kim loại khi tham gia phản ứng hoá học có tính chất nào sau đây?

A. Nhường electron và tạo thành ion âm.

B. Nhường electron và tạo thành ion dương.

C. Nhận electron để trở thành ion âm.

D. Nhận electron để trở thành ion dương.

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 5. Cặp chất không xảy ra phản ứng là

A. Fe + Cu(NO3)2.

B. Cu + AgNO3.

C. Zn + Fe(NO3)2.

D. Ag + Cu(NO3)2.

Lời giải:

Đáp án: D

Ag đứng sau Cu trong dãy điện hóa → Ag không thể khử ion Cu2+.

Câu 6. Để loại bỏ kim loại Cu ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag và Cu, người ta ngâm hỗn hợp kim loại trên vào lượng dư dung dịch

A. AgNO3.

B. HNO3.

C. Cu(NO3)2.

D. Fe(NO3)2.

Lời giải:

Đáp án: A

Ta ngâm vào lượng dư dung dịch AgNO3 vì Cu phản ứng với AgNO3 tạo thành dung dịch muối và đẩy kim loại Ag ra khỏi muối.

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)+ 2Ag.

Câu 7. Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1 .

Lời giải:

Đáp án: D

nCu(NO3)2 ban đầu = 0,035 mol.

Gọi nCu(NO3)2 phản ứng = x mol

2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2

x → x → 2x → 0,5x

Khối lượng chất rắn giảm = khối lượng khí bay đi

=> mNO2 + mO2 = 2x.46 + 0,5x.32 = 6,58 – 4,96

=> x = 0,015 mol

Hấp thụ X vào nước :

4NO2+ O2 + 2H2O → 4HNO3

0,03 → 0,0075 → 0,03

=> [ H+ ] = 0,030,3 = 0,1M => pH = 1

Xem thêm các phương trình hóa học liên quan khác:

Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO2 + H2O | Cu ra Cu(NO3)2

CuO ra Cu(NO3)2 | CuO + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

ZnS + H2SO4 → ZnSO4 + H2S | ZnS ra H2S

Cu + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag | Cu ra Cu(NO3)2

Cu+ H2SO4 → CuSO4 + SO2 + H2O | Cu ra CuSO4

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!