Chứng loạn dưỡng móng: Dấu hiệu nhận biết, cách chăm sóc và điều trị

“Loạn dưỡng móng” dùng để chỉ chung nhóm bệnh có những bất thường trên bề mặt phiến móng hoặc bị hư móng. Các rối loạn về móng là tình trạng thường gặp, được nhiều người quan tâm.

Video chứng loạn dưỡng móng là gì 

Các dấu hiệu bất thường ở móng tay (bệnh móng tay) có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý và vấn đề sức khỏe. Trong đó, chứng loạn dưỡng móng với các biến dạng móng tay là một tình trạng rất thường gặp, là dấu hiệu cảnh báo cho nhiều bệnh nhân.

Tìm hiểu về chứng loạn dưỡng móng

Loạn dưỡng móng là một khái niệm dùng để chỉ các bất thường về hình dạng xảy ra khi móng tay hoặc móng chân hình thành. Sự biến dạng này có thể là hậu quả từ nhiễm nấm, bệnh lý da liễu, hay do chấn thương. Các biến dạng móng có thể xảy ra ở đĩa móng, giường móng hoặc trên mạng lưới mạch máu dưới móng.

Những dấu hiệu và triệu chứng loạn dưỡng móng

Loạn dưỡng móng biểu hiện từ những dấu hiệu bất thường trong hình dạng và kết cấu của móng, bao gồm:

  • Móng trở nên thô ráp, dày lên hay dễ gãy
  • Một số móng bị biến dạng, có hình dáng bất thường
  • Trên móng có những rãnh dọc, sần sùi và móng bị tách ra
  • Móng không còn bóng và có thể chuyển sang màu trắng đục, xám

Nguyên nhân loạn dưỡng móng là gì?

Hai bệnh do nhiễm trùng thường gây ra tình trạng loạn dưỡng móng là nấm móng và vẩy nến. Móng bị nhiễm nấm thường đổi màu và thay móng mới, tương tự như tình trạng móng liên quan đến chấn thương. Trong bệnh vẩy nến, bạn sẽ có một số triệu chứng khác nhau và các thương tổn màu vàng hoặc nâu tích tụ dưới móng sẽ khiến cho móng dễ gãy hay tách đôi.

Nhiễm nấm thường xảy ra ở bàn chân vì độ ẩm, nhiệt độ tăng lên khi bạn mang vớ, giày. Nấm dễ xâm nhập vào các vết cắt nhỏ trên da, thường ở gần lớp biểu bì của móng chân. Việc điều trị nhiễm nấm thường không dễ dàng vì thuốc chống nấm chỉ có xu hướng hoạt động tốt trong thời gian ngắn, nhiễm trùng cũng dễ tái phát. Trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể phải phẫu thuật để loại bỏ móng, làm sạch giường móng.

Móng giòn, dễ gãy (onychorrhexis) là một loại loạn dưỡng móng khá phổ biến ở phụ nữ. Tình trạng này thường có liên quan đến tuổi tác hoặc phải tiếp xúc quá nhiều với xà phòng, chất tẩy rửa. Tuy nhiên, móng giòn cũng có thể do một bệnh lý nghiêm trọng gây ra, như suy dinh dưỡng, cường giáp hay một số rối loạn nội tiết.

Cụm từ “loạn dưỡng” cũng mang ý nghĩa dị tật hoặc có vấn đề trong quá trình hình thành. Do đó, loạn dưỡng móng có nghĩa là móng tay hoặc móng chân gặp “trục trặc” trong khi hình thành, do nhiều lý do như:

  • Chấn thương ở móng: Bong/bật móng, giập ngón tay/chân hay bất kỳ chấn thương nào ở móng đều có thể gây ra tổn thương, đau đớn. Khi đó, bạn phải điều trị các tổn thương ở móng trước khi tìm cách để móng phục hồi lại như ban đầu.
  • Nhiễm nấm: loạn dưỡng móng thường xuyên xảy ra do nhiễm nấm ở bất kỳ phần nào của móng, kể cả giường móng hay đĩa móng. Thông thường, móng bị nhiễm nấm sẽ đổi màu, trở nên giòn, dễ gãy hơn.
  • Bệnh vẩy nến: một bệnh ngoài da nhưng có khả năng gây ra những thay đổi ở móng do tổn thương hình thành ở bên dưới giường móng. Tình trạng này rất khó điều trị, một số người phải loại bỏ móng tay để giải quyết trực tiếp các vấn đề ở giường móng.

Chẩn đoán và điều trị chứng loạn dưỡng móng

Bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán dựa vào các dấu hiệu và triệu chứng trên móng của người bệnh. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể hỏi tiền sử bệnh để hiểu rõ hơn về tình trạng và định hướng nguyên nhân gây bệnh.

Nếu nghi ngờ nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng này, bác sĩ có thể chỉ định vài xét nghiệm bổ sung như xét nghiệm máu, sinh thiết móng,…

Loạn dưỡng móng gây ra những vấn đề về thẩm mỹ và sức khỏe của móng. Tình trạng này có thể khó điều trị nhưng tốt nhất nên can thiệp sớm. Điều trị loạn dưỡng móng càng sớm thì khả năng phục hồi và mọc lại của móng càng cao.

Móng yếu, dễ gãy có thể cải thiện bằng cách bổ sung các vitamin. Biotin, kẽm và sắt là các dưỡng chất giúp tăng cường sức khỏe của móng. Bạn cũng có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm, sơn làm chắc móng và bảo vệ móng bằng cách tránh tiếp xúc trực tiếp với xà phòng, chất tẩy rửa mạnh, tránh tiếp xúc lâu với nước, đeo găng tay vào mùa đông,...

Móng bị bong thường là dấu hiệu cho thấy có vấn đề về sức khỏe thể chất hay do hóa chất. Thiếu hụt chất dinh dưỡng, tiếp xúc quá nhiều với nước hay thời tiết hanh khô, lạnh cũng gây bong tróc móng. Do đó, tình trạng này có thể ngăn ngừa bằng cách loại bỏ các yếu tố gây ảnh hưởng đến móng, sử dụng glycerin, dầu khoáng, kem dưỡng ẩm để bảo vệ móng chắc khỏe.

Tuy nhiên, khi loạn dưỡng móng xảy ra do những nguyên nhân khác như chấn thương, bệnh lý, bạn cần phải điều trị nguyên nhân trước khi chăm sóc móng và đừng quên dưỡng ẩm cho móng mỗi ngày.

Nếu tình trạng loạn dưỡng móng nghiêm trọng, bạn sẽ cần điều trị theo đúng chỉ định từ bác sĩ da liễu.

Chăm sóc móng 

  • Dưỡng ẩm móng hàng ngày bằng kem dưỡng ẩm 

Dưỡng ẩm cho móng bằng kem dưỡng ẩm. Nguồn ảnh: 2knowandvoteDưỡng ẩm cho móng bằng kem dưỡng ẩm. Nguồn ảnh: 2knowandvote

  • Hạn chế sơn tẩy móng tay: Bởi vì dung dịch sơn tẩy móng tay có chứa nhiều hóa chất độc hại. Chúng có thể xâm nhập vào móng tay và phá hủy móng tay. Thậm chí ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, tốt nhất không nên sơn tẩy móng tay thường xuyên. 
  • Cắt tỉa móng đúng cách: Sau khi cắt tỉa theo hình dáng mong muốn, dùng bàn giũa nhám để giũa từ hai bên vào giữa móng. Chú ý không dũa bề mặt trên của móng. Cắt móng tay thường xuyên 1-2 tháng một lần còn có thể kích thích móng nhanh mọc dài hơn.

Cắt tỉa móng đúng cách. Nguồn ảnh: footfilesCắt tỉa móng đúng cách. Nguồn ảnh: footfiles

  • Tránh sử dụng móng tay như một loại công cụ: Một số người có thói quen sử dụng móng tay để làm rất nhiều việc. Ví dụ như bật lon bia, bóc các hạt cứng, hoặc cạo thẻ cào điện thoại. Những việc này sẽ gây hại cho móng tay, đặc biệt là nếu móng dễ bị bóc tách. Ngừng việc sử dụng móng tay làm công cụ là một bí quyết giúp bảo vệ móng khỏi bị hư hại.
  • Tránh để móng tiếp xúc trực tiếp với hóa chất tẩy rửa: Nước rửa bát, nước giặt quần áo… là những hóa chất không tốt cho móng, Hãy sử dụng găng để bảo vệ tay và móng mỗi khi làm việc nhà.

Sử dụng găng tay khi làm việc nhà để bảo vệ móng. Nguồn ảnh: kichnSử dụng găng tay khi làm việc nhà để bảo vệ móng. Nguồn ảnh: kichn

  • Tránh rửa tay quá nhiều và đừng quên bôi kem tay sau đó. 
  • Không cắn móng tay: Đây là một thói quen xấu gặp ở rất nhiều người. Hành động này vừa làm xấu móng, vừa khiến móng bị nhiễm trùng do xây xước chảy máu. 
  • Uống nhiều nước: Nước còn giúp móng tay được mềm mại, tránh bị khô và hư tổn.
  • Ăn nhiều rau xanh và hoa quả: Bởi vì rau xanh và hoa quả có chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho việc nuôi dưỡng móng. Bạn có thể ăn đa dạng các loại rau, hoa quả nhất là cam quýt, chuối, bưởi, xoài, táo…

Ăn nhiều rau xanh, hoa quả để móng chắc khỏe. Nguồn ảnh: indianexpress.Ăn nhiều rau xanh, hoa quả để móng chắc khỏe. Nguồn ảnh: indianexpress.

  • Ngủ đủ giấc: Một giấc ngủ chất lượng không những khiến bạn khỏe mạnh hơn mà còn giúp toàn bộ cơ thể, trong đó có móng, đều đẹp lên

Xem Thêm: 

Chủ đề:
Bình luận (1)

Đăng nhập để có thể bình luận

Tho Trinh Binh Vừa rồi tôi đi khám, có làm xét nghiệm. Bs kết luận loạn dưỡng móng tay ( không có vi nấm) Tôi rất muốn biết nên dùng thuốc gì để điều trị vì ở phòng khám này, bs cho thuốc bôi và uống nhưng không có tên và giá rất đắt.

1 năm trước

Tho Trinh Binh Vừa rồi tôi đi khám, có làm xét nghiệm. Bs kết luận loạn dưỡng móng tay ( không có vi nấm) Tôi rất muốn biết nên dùng thuốc gì để điều trị vì ở phòng khám này, bs cho thuốc bôi và uống nhưng không có tên và giá rất đắt.

1 năm trước