Tác giả, tác phẩm Chùm ca dao trào phúng
I. Tìm hiểu tác phẩm Chùm ca dao trào phúng
1. Thể loại
Văn bản thuộc thể loại ca dao trào phúng
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
Chùm ca dao trào phùng trích trong Ca dao người Việt, quyển 3, Nguyễn Xuân Kính (Chủ biên), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2015).
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản Chùm ca dao trào phúng có phương thức biểu đạt là biểu cảm.
4. Bố cục văn bản Chùm ca dao trào phúng
Bố cục gồm 3 phần:
- Phần 1: Bài số 1: Phê phán những kẻ hành nghề mê tín dị đoan, trục lợi.
- Phần 2: Bài số 2: Phê phán những con người gian dối, không ngay thẳng trong cuộc sống.
- Phần 3: Bài số 3: Phê phán tục lệ thách cưới trong xã hội.
5. Giá trị nội dung
Châm biếm những thói hư tật xấu của một số bộ phận con người trong cuộc sống.
6. Giá trị nghệ thuật
- Lời ngắn gọn, thể lục bát.
- Ngôn ngữ giản dị.
- Giàu hình ảnh ẩn dụ.
II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Chùm ca dao trào phúng
1. Bài ca dao số 1
Bài ca dao nói về những người thầy bói rởm, hành nghề mê tín.
- Âm thanh: chập chập, cheng cheng
Âm thanh của tiếng trống, tiếng chiêng mê tín, hư ảo.
- Sự vật: con gà trống thiến, xôi.
Những lễ vật để cúng bái.
- Con người (cách xưng hô): thầy
Hành nghề mê tín, dị đoan.
=> Bài ca dao trên là những lời mỉa mai, châm biếm với những người bói toán dởm. Đó là những lời dụ dỗ, mê tín mạng tính chất lừa người và chuộc lợi về bản thân của tên thầy bói. Qua đây, ta thấy rõ sự mỉa mai, khinh bỉ và chế giễu của người xưa đối với những người hành nghề mê tín này. Không chỉ thế, đó còn là lời cảnh báo và khuyên nhủ những người tin vào những thứ mê tín như bài ca dao trên.
2. Bài ca dao số 2
- Bài ca dao số 2 nói về sự giả tạo của con mèo và sự khôn ngoan của chú chuột.
- Hình ảnh mèo – chuột (cách xưng hô: chú chuột và con mèo) à sự tương phản đối lập. (mèo giả tạo, gian trá >< chuột khôn ngoan, khéo léo).
- Cách dùng từ “hỏi thăm”, “chú chuột” nói lên sự dối trá, tinh quái của mèo. Nhưng chú chuột tinh khôn, láu lỉnh không dễ bị đánh lừa, lại nói kháy mèo cho bõ ghét, cho hả giận “giỗ cha chú mèo”.
- “Đi chợ đàng xa”, nghĩa là chuột muốn nói với mèo rằng mình đã cao chạy xa bay rồi, không tóm được đâu. Mèo tinh quái nhưng chuột còn tinh ranh hơn. Kết cuộc là cảnh chú chuột nhỏ bé tinh khôn đã thắng lão mèo to xác hung dữ – một kết thúc có hậu.
=> Bài đồng dao mách nước cho kẻ yếu cách ứng xử với kẻ mạnh; chuột khôn khéo, mềm mỏng đáp lại sự “ân cần hỏi han” của mèo để cầu sự bình an theo phương châm “Mạnh dùng sức, yếu dùng chước”.
3. Bài ca dao số 3
- Chủ đề: Tục lệ thách cưới đây là một chủ đề quen thuộc trong ca dao.
- Hoàn cảnh của anh học trò: Gia cảnh khó khăn, không có tiền bạc, không có khả năng mua sính lễ theo sự thách cưới “Em mà thách cưới anh lo thế nào?”.
- Anh học trò đem bán bể, bán sông để có tiền dẫn cưới. => Cách nói phóng đại.
- Những đồ dẫn cưới: trăm tám ông sao, trăm tấm lụa đào, một trăm con trâu, một nghìn con lợn, bồ câu tám nghìn, tám vạn quan tiền, một chĩnh vàng hoa, mười chum vàng cốm bạc, ba chum mật ong, mười thúng mỡ muỗi. Những điều đó là phi thực tế, đó là cách anh học trò nghèo chế giễu cô gái khi thách cưới.
=> Bài ca dao số 3 lên án hủ tục: Thách cưới. Cách lên án đó có phần hài hước, dí dỏm. Anh học trò này thật lém lỉnh và táo bạo, anh không thương lượng giảm bớt mà lại tỏ ra bình thản đến lạ lùng. Và thậm chí lễ vật của anh còn có vẻ vượt mấy lần yêu cầu của cô gái đề ra. Nếu như cô gái thách “hai mươi tám”, “chín mươi chín” ông sao thì anh lại dẫn tới “trăm tám ông sao trên trời”. Vì tình yêu, anh không sợ, không để những lễ vật đó trở thành rào cản anh đến với cô gái và có lẽ cũng hiểu tâm lí của cô gái mà chàng trai cũng đáp lại như thế cho thỏa tấm lòng của cô. Việc dẫn hơn số lễ vật mà cô gái yêu cầu cũng thể hiện sự trân trọng của chàng trai đối với phẩm giá của cô gái và sự đồng cảm của anh đối với người yêu như thế nào.
Xem thêm tác giả tác phẩm Ngữ văn 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Tác giả tác phẩm: Trưởng giả học làm sang
Tác giả tác phẩm: Chùm truyện cười dân gian Việt Nam