Yếu tố hư cấu có tác dụng như thế nào đối với việc khắc hoạ nhân vật trong các văn bản
302
24/10/2023
Câu 2 (trang 104 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Yếu tố hư cấu có tác dụng như thế nào đối với việc khắc hoạ nhân vật trong các văn bản: Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự (Nguyễn Vỹ), Tôi đã học tập như thế nào? (M. Go-rơ-ki), Xà bông “Con Vịt" (Trần Bảo Định).
Trả lời
Văn bản
|
Nhân vật
|
Ví dụ về yếu tố hư cấu
|
Tác dụng của yếu tố hư cấu trong việc khắc họa nhân vật
|
Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự
|
Cụ Phan Bội Châu
|
Các câu nói, hành vi cụ thể của cụ Phan; các biểu hiện tình cảm của Tuấn dành cho cụ Phan...
|
Khắc hoạ được chân dung phong thái của nhân vật lịch sử như một chứng tích; thể hiện được tầm ảnh hưởng của cụ Phan đối với thanh niên đương thời....
|
Tôi đã học tập như thế nào?
|
Cậu bé Pê – xcốp
|
Bối cảnh, tình huống xảy ra các sự việc; những cảm nhận cụ thể về sự yêu ghét của các ông giáo; tác dụng của sách; cuộc đấu tranh giữa con thủ và con người; các câu nói, hành vi cụ thể của nhân vật...
|
Các trải nghiệm của nhân vật, tính cách, quá trình trưởng thành của nhân vật
vừa sinh động, vừa mang tính khái quát cao: những bài học của nhân vật dễ trở thành bài học kinh nghiệm chung, thấm thía đối với nhiều người.
|
Xà bông “con vịt”
|
Cai Tuất
|
Các suy nghĩ, động cơ lựa chọn hành động của Cai Tuất; tình cảm trung thành của con chó đối với Cai Tuất...
|
Nhân vật trở nên thực và sinh động hơn.
|
Xem thêm các bài soạn văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: