Xi măng là nguyên liệu kết dính trong xây dựng
92
05/04/2024
Bài tập 2 trang 14 Vở bài tập KHTN 8: Xi măng là nguyên liệu kết dính trong xây dựng. Các công đoạn sản xuất xi măng như sau:
- Nghiền nhỏ hỗn hợp đá vôi và đất sét rồi trộn với cát và nước thành dạng bùn.
- Nung hỗn hợp trên trong lò ở nhiệt độ khoảng 1 400oC đến 1 500oC thu được clanke rắn.
- Nghiền clanke nguội và phụ gia thành bột mịn, đó là xi măng.
a) Trong các công đoạn sản xuất xi măng ở trên, công đoạn nào diễn ra sự biến đổi vật lí, công đoạn nào diễn ra sự biến đổi hoá học?
b) Tìm hiểu và viết một đoạn văn ngắn về ảnh hưởng của công nghiệp sản xuất xi măng đối với môi trường.
Trả lời
a) Công đoạn diễn ra sự biến đổi vật lí:
- Nghiền nhỏ hỗn hợp đá vôi và đất sét rồi trộn với cát và nước thành dạng bùn.
- Nghiền clanke nguội và phụ gia thành bột mịn, đó là xi măng.
Công đoạn diễn ra sự biến đổi hoá học:
- Nung hỗn hợp trên trong lò ở nhiệt độ khoảng 1 400oC đến 1 500oC thu được clanke rắn.
b) Ảnh hưởng của công nghiệp sản xuất xi măng đối với môi trường (nguồn internet):
Trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng là một trong những ngành có nguy cơ gây ô nhiễm cao nhất, trong đó nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là bụi phát sinh từ quá trình nung, nghiền xi măng. Lưu lượng khí thải tại các cơ sở sản xuất xi măng khác nhau tùy thuộc vào công nghệ và chế độ vận hành.
Theo ước tính, trên 10 cơ sở sản xuất xi măng lớn trong cả nước có lưu lượng phát sinh khí thải khoảng 10,8 triệu m³/giờ. Theo quy định của Chính phủ, các cơ sở sản xuất clinker (clanke) thuộc danh mục các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, cần các biện pháp kiểm soát, giám sát đặc biệt.
Xem thêm các bài giải VTH Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài mở đầu: Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn KHTN 8
Bài 1: Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học
Bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học
Bài 3: Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hóa học
Bài 4: Mol và tỉ khối của chất khí
Bài 5: Tính theo phương trình hóa học