Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong các đoạn thơ dưới đây (trích Truyện Kiều, bản in trong Đào Duy Anh, Từ điển Truyện Kiều, Sđd, tr. 671, 678, 679, 680):

Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong các đoạn thơ dưới đây (trích Truyện Kiều, bản in trong Đào Duy Anh, Từ điển Truyện Kiều, Sđd, tr. 671, 678, 679, 680):

a. Buồn trong cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.

Buồm trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ dàu dàu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng reo quanh ghế ngồi.

b. Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,

Nghĩ mình mình lại thương mình xót xa.

Khi sao phong gấm rủ là,

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.

Mặt sao dày gió dạn sương,

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân?

c. Đã cho lấy chữ hồng nhan,

Làm cho cho hại cho tàn cho cân!

Đã đày vào kiếp phong trần,

Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi!

Trả lời

a. Lặp cấu trúc: “buồn trông” lặp lại 4 lần

=> Tác dụng: Gói trọn tâm thế của Kiều trước lầu Ngưng Bích, vừa tạo nhịp điệu đều đều, buồn thương cho đoạn thơ. Kiều lấy cảnh sắc thiên nhiên để diễn tả nỗi buồn trong lòng, đó là sự chán chường, mong ngóng được thoát khỏi đây nhưng không biết là bao giờ.

b. Điệp từ “khi”,“mình”, “sao” được lặp lại 3 lần

=> Tác dụng: Nhấn mạnhnỗi đau đớn và nỗi xót xa của Kiều. Kiều bẽ bàng trước sự thảm hại đến tận cùng của mình, như ngọc nát đá tan.

c. Lặp cấu trúc“đã cho...đã đày” lặp lại 6 lần

=> Tác dụng: Nhấn mạnh bi kịch cuộc đời bạc mệnh của Kiều. Cuộc đời nàng đầy gian truân, nghiệt ngã của số phận. Tác giả đau xót cho một con người hồng nhan bạc mệnh.