Xác định các kiểu liệt kê và phân tích tác dụng của phép liệt kê trong các đoạn trích sau đây: a) Nguyễn Trãi không chỉ
651
07/01/2024
Câu 1 trang 8 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Xác định các kiểu liệt kê và phân tích tác dụng của phép liệt kê trong các đoạn trích sau đây:
a) Nguyễn Trãi không chỉ là người anh hùng dân tộc mà còn là một nhà văn hoá khai sáng, một nhà văn, nhà thơ mà những đóng góp của ông đã tạo ra một bước ngoặt mới trong lịch sử phát triển của văn hoá, văn học Việt Nam. Ngoài những đóng góp quan trọng trong các hoạt động thực tiễn, ông còn để lại một di sản to lớn trên nhiều lĩnh vực: tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, lịch sử, địa lí, văn học,... với nhiều tác phẩm có giá trị như: “Quân trung từ mệnh tập” (Tập từ lệnh trong quân), “Bình Ngô đại cáo”, “Phú núi Chí Linh”, “Lam Sơn thực lục ” (Bộ sử biên niên về thời kì ở Lam Sơn), “Văn bia Vĩnh Lăng”, “Chuyện cũ về cụ Băng Hồ”, “Dư địa chí” (Ghi chép về địa lí), “Úc Trai thi tập ” (Tập thơ của Ức Trai). (SGK Ngữ văn 10, tập hai)
b) Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược,
Có nhân, có trí, có anh hùng.
(Nguyễn Trãi)
Trả lời
a) từ ngữ được liệt kê: “một nhà văn hoá khai sáng, một nhà văn, nhà thơ”;
“tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, lịch sử, địa lí, văn học”.
Tác dụng của biện pháp liệt kê: nhấn mạnh đến vai trò, vị thế của Nguyễn Trãi trên nhiều lĩnh vực của đời sống. Trật tự sắp xếp từ ngữ được liệt kê nằm trong dụng ý của người viết là đi từ quan trọng nhất đến quan trọng.
b) từ ngữ được liệt kê: “độc”, “tham”, “bạo ngược”; “nhân”, “trí”, “anh hùng”.
+ Tác dụng của biện pháp liệt kê: Nguyễn Trãi muốn nhấn mạnh đến những điều tiêu cực (“độc”, “tham”, “bạo ngược”) cần phải loại trừ trong tư tưởng và đời sống người Việt Nam thời Trung đại trên nhiều lĩnh vực của đời sống. Làm được điều ấy, xã hội mới thái bình, mới có hiền tài là “nhân”, “trí”, “anh hùng”. Cách liệt kê có tác dụng tu từ rõ rệt, làm tăng tính biểu cảm và hình tượng.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 4: Văn bản thông tin
Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1
Bài 5: Thơ Văn Nguyễn Trãi
Bài 6: Tiểu thuyết Và truyện ngắn
Bài 7: Thơ tự do
Bài 8: Văn bản nghị luận