Việt Nam có rất nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau
639
04/12/2023
Tìm hiểu thêm 1 trang 5 Bài 1 Khoa học tự nhiên lớp 6: Việt Nam có rất nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau đã và đang đóng góp cho sự phát triển đất nước. Trong số đó có hai nhà khoa học nổi tiếng là Tôn Thất Tùng và Trần Đại Nghĩa
Hãy tìm hiểu các ông đã nghiên cứu về lĩnh vực khoa học gì và có đóng góp như thế nào cho sự phát triển của đất nước.
Trả lời
Tôn Thất Tùng là một bác sĩ phẫu thuật, nổi danh trong lĩnh vực nghiên cứu về gan. Ông có những đóng góp cho sự phát triển của đất nước:
+ Ông đã viết và bảo vệ thành công luận án tốt nghiệp bác sĩ y khoa với nhan đề "Cách phân chia mạch máu của gan", được đánh giá rất cao và trở thành tiền đề cho những công trình khoa học nổi tiếng của ông.
+ Ông đã viết cuốn sách tóm tắt kinh nghiệm nghiên cứu về giun với vấn đề "Viêm tụy cấp tính và phẫu thuật", là cuốn sách khoa học thuộc ngành Y được xuất bản đầu tiên tại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
+ Ông đã bắt tay xây dựng Trường Đại học Y Hà Nội.
+ Trong thời kỳ chiến tranh ác liệt, ông vẫn tham gia tổ chức điều trị, phát triển ngành y tế, đồng thời với nghiên cứu khoa học, với đào tạo sinh viên, xây dựng nền tảng trường Y khoa Việt Nam, dù phải di chuyển nhiều lần.
+ Ông là người đầu tiên mổ tim ở Việt Nam nǎm 1958.
+ Trong những năm 1960, ông đã nghiên cứu thành công phương pháp "cắt gan có kế hoạch", thường được gọi là "phương pháp mổ gan khô" hay "phương pháp Tôn Thất Tùng".
+ Ông cũng là người đặt nền móng cho việc nghiên cứu tác hại của chất độc hóa học điôxin đến con người và môi trường tại Việt Nam, phương pháp điều trị các vết thương do bom bi, phương pháp điều trị ung thư gan bằng phẫu thuật kết hợp dùng miễn dịch.
Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, là người đã đặt nền móng xây dựng ngành khoa học kỹ thuật quân sự và công nghiệp quốc phòng Việt Nam.
Ông có những đóng góp cho sự phát triển của đất nước:
+ Kỹ sư Trần Đại Nghĩa cùng các cộng sự bắt tay nghiên cứu chế tạo súng và đạn chống tăng Bazooka để bộ đội Việt Nam có vũ khí chống xe tăng và lô cốt Pháp.
+ Ông nghiên cứu chế tạo súng không giật (SKZ) cỡ 60mm. Súng SKZ 60 là loại vũ khí công đồn nặng khoảng 26 kg, có thể tháo rời để mang vác, đầu đạn nặng khoảng 9 kg, có thể xuyên thủng bê tông dày trên 60cm.
Xem thêm lời giải SGK KHTN lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên
Bài 2: Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành
Bài 3: Đo chiều dài, khối lượng và thời gian
Bài 4: Đo nhiệt độ
Bài tập Chủ đề 1 và 2
Bài 5: Sự đa dạng của chất