Viết một đoạn văn phân tích nhân vật thần Trụ Trời, trong đoạn văn có sử dụng một trong các biện pháp tu từ đã học ở Trung học cơ sở.
Dàn ý
1. Mở đoạn:
- Giới thiệu nhân vật thần Trụ Trời.
2. Thân đoạn:
- Đặc điểm nổi bật của nhân vật.
+ Ngoại hình
+ Tài năng
+ Phẩm chất
3. Kết đoạn:
- Khẳng định lại vẻ đẹp của nhân vật.
Đoạn văn phân tích nhân vật Thần Trụ trời có sử dụng biện pháp tu từ - mẫu 1
Trong vô số những nhân vật thần thoại Việt Nam, em yêu thích nhất là nhân vật Thần Trụ Trời. Thần Trụ Trời là một người rất có trách nhiệm. Bởi hành động làm nên trời đất, xây cột trụ để ngăn cách trời không phải một một lần là được, hành động cho thấy thần có trách nhiệm với công việc do mình lựa chọn. Nếu người có một thói lười biếng hay thì đã không chọn công việc nặng nhọc như vậy rồi. Tiếp theo là tính kiên trì, tính kiên trì thể hiện khá rõ nét qua những việc người đã làm. Công việc xây dựng trời đất phải trải qua rất nhiều giai đoạn khó khăn mới thành công được. Và để thành công thì kiên trì là thứ không thể thiếu được, thần trụ trời cũng không ngoại lệ. Cuối cùng là sự mạnh mẽ và chín chắn đã được thể hiện qua nhều chi tiết khi ngài đã đập chiếc cột do mình bỏ bao công sức xây dựng để tạo nên những hòn núi chót vót và những đồng bằng, cao nguyên. Sự chín chắn thể hiện qua việc phân chia vai chò cho nhiều vị thần khác về công việc họ cần làm và nên làm.
Đoạn văn phân tích nhân vật Thần Trụ trời có sử dụng biện pháp tu từ - mẫu 2
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, em ấn tượng nhất với nhân vật thần Trụ Trời. Thần Trụ Trời có thân hình vô cùng to lớn. Vào buổi sơ khai, khi trời đất chỉ là một đám hỗn độn, chưa có muôn vật và loài người, thần đã dùng đầu đội trời rồi lấy tay đào đất đắp thành cột to, cao chống trời. Khi trời đã cao vừa ý và khô cứng, thần lại phá cột, ném đất đá đi khắp nơi tạo thành nhiều bề mặt khác nhau như sông, hồ, núi, cao nguyên, đồi,.... Câu chuyện về thần Trụ Trời đã cho em hiểu thêm về cách người xưa lý giải về sự phân chia trời đất và quá trình hình thành các dạng bề mặt địa hình khác nhau.
Đoạn văn phân tích nhân vật Thần Trụ trời có sử dụng biện pháp tu từ - mẫu 3
Truyện "Thần Trụ trời" thuộc nhóm thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ, muôn loài hay còn gọi là thần thoại suy nguyên được tác giả Nguyễn Đổng Chi sưu tầm. Truyện được coi là tác phẩm có nét đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật.
"Thần Trụ trời" kể về thần Thần Trụ trời với sức mạnh phi thường đã phân chia bầu trời và mặt đất, dùng đất đá tạo nên núi, đảo,.. Qua đó, câu chuyện đã giải thích nguồn gốc của sự hình thành các sự vật trong tự nhiên một cách sáng tạo.
Mở đầu câu chuyện, tác giả dân gian mở ra không gian vũ trụ hoang sơ "một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo" và thời gian chưa được xác định rõ ràng "Chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người". Trong khoảnh khắc tối tăm mù mịt ấy, Thần Trụ trời đã xuất hiện với thân hình khổng lồ "Chân thần dài không thể tả xiết". Mỗi bước chân của thần "có thể qua từ vùng này đến vùng nọ, hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác". Nhờ sức mạnh phi thường ấy, thần đã tự mình đào đất, đập đá, tạo nên cái cột đá cao và to để chống trời. Cột càng đắp cao, tấm trời lại càng thêm rộng mở. Chẳng bao lâu sau, thần Trụ trời đã đẩy vòm trời lên phía mây xanh, khoảng cách giữa đất trời được phân chia rõ ràng. Sau khi trụ trời xong, thần lại phá cột đá và dùng đất đá ném ra mọi nơi, tạo thành hòn núi, dải đồi cao,... Mượn các hình ảnh thiên nhiên, tác giả dân gian đã giải thích quá trình tạo lập thế giới một cách sáng tạo. Từ đây, chủ đề của truyện trở nên gần gũi và hấp dẫn với bạn đọc.
Chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm văn học luôn song hành và bổ sung cho nhau. Truyện "Thần Trụ trời" cũng vậy, những sáng tạo hình thức nghệ thuật về cốt truyện, nhân vật đã đóng góp vào thành công trong việc làm nổi bật chủ đề truyện. Là truyện thần thoại, cốt truyện "Thần Trụ trời" được xây dựng hết sức đơn giản và gần gũi, xoay quanh việc thần Trụ trời làm công việc phân chia đất, trời và tạo nên những dạng địa hình tự nhiên khác nhau. Dựa vào trí tưởng tượng của con người cùng những yếu tố kì ảo, truyện đã giải thích quá trình tạo lập vũ trụ và thế giới tự nhiên. Qua đó, ta cũng thấy được khát khao tìm hiểu và khám phá của con người trong buổi đầu sơ khai. Đặc sắc nghệ thuật còn được thể hiện trong việc xây dựng nhân vật kết hợp sử dụng thủ pháp cường điệu, phóng đại kết hợp với các chi tiết hư cấu. Hình ảnh Thần Trụ trời có kích thước "khổng lồ" với những bước chân rộng lớn, sở hữu sức mạnh phi thường, đã giúp cho người đọc hình dung rõ ràng, sắc nét về một vị thần trong thần thoại.
"Thần Trụ trời" với những đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật đã mang đến cho bạn đọc câu chuyện thú vị lí giải về nguồn gốc các sự vật trong tự nhiên. Đồng thời truyện cũng phản ánh mong muốn, khát khao được tìm tòi, khám phá của con người trong buổi đầu sơ khai. Mong rằng tác phẩm sẽ mãi để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc yêu thích văn học dân gian của dân tộc.
Đoạn văn phân tích nhân vật Thần Trụ trời có sử dụng biện pháp tu từ - mẫu 4
Thần trụ trời là một truyện thần thoại thuộc nhóm thần thoại suy nguyên được nhân dân sáng tạo, lưu truyền từ xa xưa, lưu truyền từ xa xưa nhằm cắt nghĩa sự hình thành trời đất, núi sông, biển cả… Ngay từ thời nguyên thuỷ, cuộc sống sinh hoạt, lao động đã luôn đòi hỏi con người phải quan sát, suy ngẩm về các hiện tượng tự nhiên liên quan mật thiết tới mình. Trình độï của con người bấy giờ chưa đủ để nhận thức đúng các hiện tượng ấy. Từ những điều quan sát được kết hợp với trí tưởng tượng hồn nhiên, chất phác, ngây thơ, họ đã sáng tạo ra những truyện thần thoại để giải thích tự nhiên và thể hiện ước mơ chinh phục chúng.
Trong hệ thống thần thoại của ta về sự sáng lập vũ trụ, Trần Trụ Trời được coi như truyện mở đầu; tiếp đó là các truyện về các thần khác như thần Mưa, thần Gió, thần Biển, thần Mặt Trời, Mặt Trăng; tiếp nữa tới các truyện về thần sáng tạo ra muôn vật và loài người (Cuộc tu bổ các giống vật, Mười hai bà mụ…).
Nhân vật trong truyện là một vị thần: Thần Trụ Trời. Thần trong thần thoại là gì? Khái niệm nầy là chữ Hán, mãi sau nầy mới có. Qua bài vè ở cuối truyện có thể thấy thời xưa, nhân dân còn gọi Thần là Ông, thần được hình dung rất cụ thể, mỗi vị gắn với hiện tượng nào dó, như ông Đếm cát, Ông tát bể, Ông kẻ sao… Trước đó nữa, chưa rỏ thần được gọi thế nào. Thần của thần thoại không phải là thần trong thần tích hay thần nghĩa theo mê tín dị đoan, mà là nhân vật chính trong các câu truyện, được nhân dân hình dung như lực lượng có thật, có hình dạng, sức mạnh phi thường, có nhiều phép lạ, làm nên những kỳ tích lớn lao, biểu hiện những hiện tượng, biến cố, sức mạnh của tự nhiên, tác động tới con người.
Mọi chi tiết kể và tả Thần Trụ Trời đều gợi những vòng hào quang, điểm tô tính chất kỳ là, phi thường của nhân vật, thần thoại. Truyện đã nhân cách hoá vũ trụ thành một vị thần.
Thời gian thần xuất hiện: ngày xưa, ngày xưa lắm, thuở chưa có trời đất, muôn vật con người. Không gian: Một vùng tối tăm, hổn độn, mù mịt của vũ trụ sơ khai. Thời gian, không gian khởi thuỷ buổi khai thiên lập địa để lại dấu ấn rất đậm trong ký ức người nguyên thuỷ. Thời gian, không gian ấy, họ quan niệm, là của thế giới Thần. Với cách giới thiệu như thế, truyện đã kéo người nghe vào không khí thần thoại, gợi những bí ẩn huyền diệu quanh nhân vật Thần, tạo bối cảnh để sau đó làm rỏ hơn kỳ tích đắp cột chống trời.
Hình dạng Thần trụ Trời được phóng đại tới kích thước khổng lồ. Những kích thước bình thường không thể miêu tả nổi. Lấy sự đồ sộ, hùng vĩ của thiên nhiên cũng không sánh được: “Thần cao lớn vô cùng, chân dài không sao tả xiết, mổi bước đi là băng từ vùng nầy qua vùng khác, vượt từ núi nầy sang núi kia”. Lan toả khắc các chi tiết nầy là sự ngưỡng mộ cảm phục. Nhân dân tin rằng, con người đạt được những chiến công khổng lồ thì cũng phải khổng lồ từ thể xác tầm vóc.
Công việc, Thần làm rất lạ lùng: đội trời lên, đưa cột cao to chống trời, phá cột chống trời, tạo ra núi sông biển cả. Đấy là những công việc qui mô vĩ đại, tạo thiên lập địa, xây dựng cỏi thế gian đúng theo quan niệm về vũ trụ (Trời tròn, đất vuông) của người xưa. Thần xuất hiện như một người lao dộng miệt mài, với những công việc, bản tính rất quen thuộc của người lao động: Đào đâùt, khuân đá, đắp cột, hì hục đào đắp. Hình tượng thần là hình tượng liên tục lao động để liên tục sáng tạo. Kì tích, kết quả lao động của Thần đọng lại ở hình ảnh rất kì vĩ, nên thơ: “Cột đắp nên cao, chừng nào thì trời như tấm màn rộng mênh mông được nâng lên chừng ấy. Cột đắp cứ cao dần, cao dần và đầy vòm trời lên tận mây xanh” Hình ảnh đã khái quát công sức chiếc công lao động của Thần. Công sức chiến công ấy cao lớn, bao la như bầu trời, phải lấy trời đất thăm thẳm, mênh mông, vĩnh hằng mới đo được. Và như thế, hình ảnh, bầu trời, mặt đâùt, biển cả trong truyện cũng chính là sự bất tử hoá vị Thần đã tạo dựng ra thế giới. Chiếc công của thần – nhân dân kể – còn được trạm khắc vào hình dáng núi sông, dó là vết tích núi Yên Phụ ở tỉnh Hải Hưng ngày nay. Chuyện đắp cột chống trời thì rất hoang đường nhưng núi Yên Phụ thì có thật. Vết tích núi Yên Phụ được đưa vào truyện dường như muốn làm cho nọi người tin sự tích của Thần Trụ Trời. Như thế, Thần Trụ Trời, qua nghệ thuật hư cấu, phóng đại của thần thoại, là vị Thần khởi thuỷ của Bách thần, có hình dạng, có sức mạnh, tài năng tuyệt vời, công lao bao trùm cả trời đất và muôn loài.
Tiếp theo công việc của Thần Trụ Trời là công việc của các vị thần khác để xây dựng, sửa sang thế gian, vũ trụ: “ Ông đếm cát, Ông tát bể, Ông trồng cây, Ông xây rú” Các Thần đã hợp thành một tập thể những người lao động khổng lồ, nhẫn nại, sáng tạo ra những công trình vĩ đại. Trong hình bóng, công việc, kì tích của các thần đều có hinh ảnh của nhân dân. Tập thể đông đảo nhân dân tập hợp lại thành sức mạnh khổng lồ tạo lập, xây dựng thế giới. Nhân dân đã kéo các Thần xuống với mình, và mặt khác, nâng mình lên ngang tầm vóc của Thần.
Thần Trụ Trời là câu truyện hoang đường. Hình tượng thần và việc làm của Thần, từ việc xây cột khỏng lồ chống trời lên cao tít tới việc phá cột, ném tung đâùt đá thành núi đồi, đào đất thành sông biển… cho đến công việc của các thần khác như: đào sông, trồng cây, xây rú đều là tưởng tượng ngây thơ, hồn nhiên thú vị. Nhưng truyện không chỉ có cái đẹp nghệ thuật “một đi không trở lại” ấy, mà còn có rất nhiều ý nghĩa. Truyện giải thích sự hình thành trời đất, núi sông, biển cả theo quan niệm của người nguyên thuỷ. Người nguyên thuỷ hiểu, nghĩ về các hiện tượng tự nhiên bằng những hiểu biết thô sơ, chất phác và trí tưởng tượng phong phú, ngây thơ của minh. Họ cho rằng trời đất, thế gian là do các Thần tạo nên. Cách giải thích ấy tất nhiên là không đúng vì trình độ hiểu biết của con người vào buổi ấu thơ của nhân loại còn rất thấp kém nhưng cũng chứng tỏ tính tích cực, luôn muốn tìm tòi hiêu biết thế giới quanh mình của con người. Hơn nữa, bên cạnh những nhận thức sai lầm, chúng cũng gặp ở đây những chân lý (vạn vật tự tạo và luôn vận động) mà người nguyên thuỷ đã nhận thức thô sơ. Đó là ý nghĩa thứ nhất. Ý nghĩa thứ hai cao đẹp hơn. Đó là sự ca ngợi con người và lao động sáng tạo vĩ đại của họ.
Thần Trụ Trời cũng như bao vị thần khác, tuy là thần, có vóc dáng khổng lồ, làm các việc phi thường sáng tạo ra Trời đất, song cũng chỉ là hình bóng của con người. Ở các truyện thần thoại khác, thần có khi nữa người nữa thú nhưng trong Thần Trụ Trời, các thần đã mang dáng dấp con người. Con người đã tạo ra thần theo khuôn mẫu của mình. Thần đã làm sáng danh con người và lao động của họ, như M.Gorki nhận xét. Người nguyên thuỷ tin tưởng ở lao động, lao động làm ra tất cả. Các thần đều phi thường nhưng vẫn phải lao động miệt mài nhẫn nại mới tạo ra kì tích, sáng lập được thế giới. Đây cũng là khía cạnh tích cực của thần thoại so với tôn giáo (Tôn giáo cho rằng Chúa trời dựng nên trời đất bằng những phép mầu).
Tuy còn đơn giản nhưng hình tượng của Thần Trụ Trời vẫn để lại cho các thế hệ sau nhiều ấn tượng về vẽ đẹp huyền ảo, kì vĩ. Phải chăng, từ hình tượng này, người đời sau đã có thành ngữ “đội trời, đạp đất” để nói về những con người sức mạnh phi thường, kì lạ, anh hùng.
Đoạn văn phân tích nhân vật Thần Trụ trời có sử dụng biện pháp tu từ - mẫu 5
Thần Trụ Trời là một truyện thuộc thể loại truyền thuyết, kể về quá trình hình thành nên trái đất như hiện tại. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một trong những giả thiết của con người và chưa được kiểm định chính xác. Tuy nhiên, Thần Trụ Trời lại xây dựng được hình ảnh nhân vật vô cùng xuất sắc, trong bức tranh tưởng chừng vĩ đại ấy lại chỉ xuất hiện một vị thần.
Thần Trụ Trời là câu chuyện kể về quá trình tạo nên vạn vật trên trái đất của Thần Trụ Trời. Ban đầu, khi thế giới vẫn còn hoang sơ, đó là thời gian vô cùng xa xôi mà chẳng ai biết được. Thần Trụ Trời xuất hiện trong hoàn cảnh đó. Thần xây cột tách trời với đất, lại đạp vỡ nó tạo ra những nùi đồi, sông, biển,… Đó chính là thời gian mà nhiều người sau này gọi bằng cái tên “khai thiên lập địa”.
Thần Trụ Trời được tác giả xây dựng thông qua hai phần là hình dáng và công việc của người. Thần được miêu tả là có vẻ ngoài vô cùng to lớn, thậm chí một khoảng không còn chật chội vì sự xuất hiện của thần. “Thần cao lớn vô cùng, chân dài không sao tả xiết, mỗi bước đi là băng từ vùng này qua vùng khác, vượt từ núi này sang núi kia”. Hình ảnh vị thần được các tác giả dân gian dùng phép phóng đại để miêu tả về một con người mang trong mình sức mạnh phi phàm và tầm vóc vĩ đại. Thông qua hình ảnh này, người sáng tác cũng thể hiện được ước mơ của nhân dân thời đó, mong muốn sức mạnh có thể đứng trên cả thiên nhiên. Sau khi xuất hiện, vị thần ấy có lẽ cũng cảm thấy đơn độc. Người được tác giả miêu tả ngồi lặng đi rất lâu, sau đó mới nhìn lên như cảm nhận được gì và bắt đầu làm việc.
Về công việc của Thần Trụ Trời, người thực hiện những công việc trái ngược khiến người đọc khá khó hiểu. Thần xây cột đá chống trời, nhưng lại phá nó đi để tạo thành núi đá, sông và biển. Có lẽ đó chĩnh là một nét tương phản trong chính con người của vị thần, bởi giữa không gian rộng lớn chỉ có sự cô đơn làm bạn. Những công việc của Thần đều mang quy mô, tầm cỡ rộng lớn. Mà những công việc đó, ngày xưa và đến cả ngày nay, con người cũng chưa thể làm được. Thần còn được miêu tả rõ hơn về khi làm việc: “khuân đá, đắp cột, hì hục đào đắp”. Đó như một người công nhân chăm chỉ, sáng tạo. Kết quả của tất cả những việc làm ấy chính là bầu trời được tách ra khỏi mặt đất, đồi núi, sông biển bắt đầu xuất hiện. Từ đây, ta cũng có thể thấy được sức mạnh phi thường mà người xưa ao ước giấu trong sức mạnh của vị thần dũng mãnh.
Những công việc nhỏ và chi tiết khác cũng được thần Trụ Trời tỉ mỉ thực hiện. Đó là hình ảnh: “ Ông đếm cát, Ông tát bể, Ông trồng cây, Ông xây rú”. Đây không chỉ là những việc yêu cầu sức lao động nữa, nó còn cần cả sự tỉ mỉ của người thực hiện. Qua đây, tác giả thể hiện chính là sức mạnh đoàn kết như một người khổng lồ của nhân dân, cũng nhau làm việc, cùng nhau khai khẩn.
Chúng ta đều biết, Thần Trụ Trời chỉ là một trong những giả thiết có phần hư cấu của nhân dân lao động. Những chi tiết miêu tả Thần ngồi không đếm thời gian, xây cột rồi phá cột,… đều thể hiện được sự hồn nhiên của những con người chất phác bấy giờ. Mạch truyện cũng được tác giả khai thác rất hợp lý, từ khi thần xuất hiện cho đến khi trái đất được tạo thành. Nó cũng thể hiện được khát khao, ước mơ của người xưa và đề cao trí tưởng tượng của con người. Thông qua hình ảnh thần Trụ Trời, tác giả cong bày tỏ sự ngưỡng mộ đến những người nông dấn đã tạo ra được những hình ảnh như hiện nay.
Giống như hầu hết những truyện truyền thuyết mang yếu tó kì ảo khác, Thần Trụ Trời là một tác phẩm thể hiện sức mạnh phi thường của các vị thần qua hình ảnh Thần Trụ Trời. Qua đó, nhân dân thể hiện được ước mơ của mình, cũng ngợi ca những hình ảnh con người xuất hiện trong bức tranh thiên nhiên vô cùng vĩ đại.