Vẽ trên cùng một mặt phẳng tọa độ Oxy đồ thị của các hàm số sau: y = -1/2 x

Vẽ trên cùng một mặt phẳng tọa độ Oxy đồ thị của các hàm số sau:

y =\(\frac{{ - 1}}{2}x\) (d1) và y = \(\frac{1}{2}x\) + 3 (d2).

Xác định b để đường thẳng (d3) y = 2x + b cắt (d2) tại điểm có tung độ và hoành độ đối nhau.

Trả lời

+) Vẽ đồ thị hàm số (d1): y = \(\frac{{ - 1}}{2}x\)

Với x = 0 y = 0 ta có điểm (0;0)(

Với x = 2 y = \(\frac{{ - 1}}{2}\).2 = −1 ta có điểm (2;−1)

Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm (0;0);(2;−1) ta được (d1)

+) Vẽ đồ thị hàm số (d2):y =\(\frac{1}{2}x\)+ 3

Với x = 0 y = 3 ta có điểm (0;3)

Với y = 0 \(\frac{1}{2}x\)+ 3 = 0 x = −6 ta có điểm (−6;0)

Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm (0;3);(−6;0) ta được (d2)

Vẽ trên cùng một mặt phẳng tọa độ Oxy đồ thị của các hàm số sau: y = -1/2 x (ảnh 1)

Phương trình hoành độ giao điểm của (d3): y = 2x + b và (d2): y =\(\frac{1}{2}x\)+ 3

2x + b = \(\frac{1}{2}x\)+ 3

\(\frac{3}{2}x = 3 - b\)

x = \(2 - \frac{2}{3}b\)

Thay x = \(2 - \frac{2}{3}b\) vào (d2) ta được: y = \(\frac{1}{2}\left( {2 - \frac{2}{3}b} \right) + 3 = 4 - \frac{1}{3}b\)

Vì giao điểm của (d2); (d3) có tung độ và hoành độ đối nhau

x + y = 0

\(2 - \frac{2}{3}b + 4 - \frac{1}{3}b = 0\)

–b = – 6

b = 6

Vậy b = 6.

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả