Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?           A. Chính luận. 

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 16 đến 20:

Mấy chục năm, bà hài lòng với việc giữ gia cảnh mình gói gọn trong hai chữ làm “đủ ăn” “Nhưng làm nhà giàu sướng hơn chứ, má?”

“Giàu nghèo gì phải vui mới được”

Chữ vui đó minh mông, với mỗi người nó có nghĩa khác nhau. Với bà chủ tiệm tạp hóa Linh Thông là buôn bán luôn tay, mặc đĩa cơm tấm khô queo và ly cà phê đá tan trắng nhợt tự hồi nào. Vui của ông chủ chuỗi cửa hàng điện máy là mở thêm vài chi nhánh mới. Của quán nhậu Tăng Ba là khách nào ra khỏi đó cũng cùng mình. Hay với vợ chồng thằng em, không vui nào bằng nghe tiếng những tờ giấy bạc sột soạt lúc nửa đêm. Nhưng có những người như má, vui bởi được nằm thong thả nghe Thái Thanh hát “bể sầu không nhiều nhưng cũng đủ yêu”, vui vì nhà có cây khế chua cho trái gần như quanh năm. Chua tới con nít bụi đời không thèm hải. Nhưng khế chua được cái trái lớn, mọng nước, dài cánh khía sâu. Má hái mở trái chén vàng chất lên cái rổ tre cạn lòng, là đẹp bừng lên bàn ăn trong bếp.

(Nguyễn Ngọc Tư, Biết sống)

Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

A. Chính luận.                 
B. Nghệ thuật.                 
C. Khoa học.                    
D. Sinh hoạt.

Trả lời

Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Đặc điểm của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật được thể hiện rất rõ trong văn bản trên:

- Tính hình tượng: Các biện pháp tu từ được sử dụng khá dày đặc: điệp ngữ, so sánh, ẩn dụ... làm nổi bật giá trị của niềm vui trong cảm nhận của mỗi người.

- Tính truyền cảm: Văn bản tác động đến người đọc bằng giọng văn mượt mà, giàu cảm xúc. Sự gợi cảm đó được thể hiện những câu văn miêu tả mộc mạc, giản dị, gần gũi, đậm chất Nam Bộ.

- Tính cá thể hóa: Cá tính sáng tạo của Nguyễn Ngọc Tư được thể hiện qua giọng văn mộc mạc, trầm buồn, đậm chất Nam Bộ.

Chọn B

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả