Tục ngữ ta có câu: Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng Mười chưa cười đã tối

Tục ngữ ta có câu:

Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối

- Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ trên?

- Trong ba thành phố Hà Nội (21o01′B), Huế (16o24′B) và Thành phố Hồ Chí Minh (10o47′B), hiện tượng nêu trong câu tục ngữ trên thể hiện rõ nhất ở thành phố nào? Tại sao?

Trả lời

* Câu tục ngữ liên quan đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và chỉ đúng ở bán cầu Bắc.

- Tháng 5 là thời kì mùa hè ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng -> ngày dài hơn đêm.

- Tháng 10 là thời kì mùa đông ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Bắc không ngả về phía Mặt Trời nên nhận được ít nhiệt và ánh sáng -> ngày ngắn hơn đêm.

* Trong ba thành phố Hà Nội (21001′B), Huế (16024′B) và Thành phố Hồ Chí Minh (10047′B), hiện tượng nêu trong câu tục ngữ trên thể hiện rõ nhất ở thành phố Hà Nội vì Hà Nội có vĩ tuyến xa Xích đạo hơn so với Huế và TP. HCM, vì càng xa Xích đạo thì độ dài ngày đêm chênh lệch nhau càng nhiều.

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả