Trong một ống Cu-lít-giơ, hiệu điện thế giữa anôt và catôt là U. Bước sóng nhỏ nhất của tia X phát ra

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99

Chiếu điện, chụp điện (còn gọi là chiếu, chụp X quang) hiện nay là một công việc phổ biến trong các bệnh viện, giúp cho việc chẩn đoán một số bệnh về tim, mạch, phổi, dạ dày, tìm các vết xương gãy, các mảnh kim loại găm trong người .... Nhà vật lí người Đức Rơn-ghen là người đầu tiên (năm 1895) đã tạo ra được tia X bằng ống tia X.

Ngày nay, để tạo ra tia X, người ta thường dùng ống Cu-lít-giơ. Đó là một ống thủy tinh, bên trong là chân không, có gắn ba điện cực: một dây nung bằng vonfram FF (dây này được cuộn thứ cấp của biến thế nung nóng) dùng làm nguồn phát êlectron; một catốt K bằng kim loại, hình chỏm cầu để làm cho các êlectron phóng ra từ dây FF’ đến hội tụ vào anôt A.

Một anôt A làm bằng kim loại có khối lượng nguyên tử lớn và điểm nóng cao, được làm nguội bằng một dòng nước khi ống hoạt động.

Người ta đặt giữa anôt và catôt một hiệu điện thế cỡ vài chục kilôvôn. Các êlectron vừa bứt ra từ dây nung FF’ có động năng W0 (rất nhỏ) sẽ được tăng tốc trong điện trường mạnh giữa anôt và catôt nên ngay trước khi đến đập vào A nó có động năng We=W0+eU rất lớn và làm cho A phát ra tia X có năng lượng εX=hf=hcλ

Trong một ống Cu-lít-giơ, hiệu điện thế giữa anôt và catôt là U. Bước sóng nhỏ nhất của tia X phát ra

A. tỉ lệ thuận với U.                                    

B. tỉ lệ thuận với U2

C. tỉ lệ nghịch với U.                                   
D. tỉ lệ nghịch với U2.

Trả lời

Khi êlectron đập vào anôt A, theo định luật bảo toàn năng lượng ta có:

We=Q+εX với Q là nhiệt lượng tỏa ra làm nóng anốt

Như vậy, điều kiện để phát ra tia X là:εXWe 

Khi Q=0εXmax=hcλmin=We=W0+|eU||eU| do W0|eU|.

 Bước sóng nhỏ nhất tia X phát ra tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế U.

Chọn C

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả