Trình bày những nét chính về sự chuyển biến văn hoá, tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII
Câu hỏi 1 trang 43 Lịch Sử 8: Trình bày những nét chính về sự chuyển biến văn hoá, tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII.
Câu hỏi 1 trang 43 Lịch Sử 8: Trình bày những nét chính về sự chuyển biến văn hoá, tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII.
- Về tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo:
+ Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại.
+ Phật giáo và Đạo giáo được phục hồi.
+ Năm 1533, Công giáo được truyền bá vào nước ta và dần gây dựng được ảnh hưởng trong quần chúng.
+ Tại các làng, xã, nhân dân vẫn giữ nếp sinh hoạt truyền thống như: thờ Thành hoàng, thờ cúng tổ tiên, tổ chức lễ hội hằng năm,...
- Về chữ viết: trong quá trình truyền Thiên Chúa giáo, các giáo sĩ phương Tây đã dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt, tạo ra chữ Quốc ngữ. Loại chữ này dần dần được sử dụng phổ biến vì rất tiện lợi và khoa học.
- Về văn học:
+ Văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế.
+ Văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước.
+ Văn học dân gian tiếp tục phát triển với nhiều thế loại như: truyện tiếu lâm, thể thơ lục bát và song thất lục bát,…
- Về nghệ thuật dân gian:
+ Nghệ thuật điêu khắc rất phát triển với nét chạm khắc mềm mại, tinh tế.
+ Nghệ thuật sân khấu đa dạng với các loại hình như hát chèo, hát ả đào, hát tuồng,... Ngoài ra còn có các điệu múa như: múa trên dây, múa đèn,...
Xem thêm lời giải bài tập SGK Lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: