Trật tự từ trong các câu thơ Đường luật sau có gì khác trật tự từ thông thường

Câu 3 trang 51 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Trật tự từ trong các câu thơ Đường luật sau có gì khác trật tự từ thông thường? Phân tích tác dụng tu từ của hiện tượng đảo trật tự từ mà tác giả đã lựa chọn.

a) Đêm khuya vắng vắng trống canh dẫn,

    Trơ cái hồng nhan với nước non.

(Hồ Xuân Hương)

b) Lom khom dưới núi tiểu vài chủ

    Lác đác bên sông chợ mấy nhà

(Bà Huyện Thanh Quan)

 c) Lao xao chợ cả làng ngư phủ,

     Đắng doi cầm ve lầu tịch dương,

(Nguyễn Trãi)

d) Lặn lội thân có khi quãng vắng

    Eo sửa một nước buổi đò đông

(Trần Tế Xương)

Trả lời

a. Đảo ngữ: trơ

Tác dụng: nhấn mạnh vào sự tủi hổ, cô đơn, lẻ loi của nhân vật trữ tình trước tình cảnh khốn đốn, bất hạnh của mình.

b. Đảo ngữ: lom khom

Tác dụng: nhấn mạnh sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trước không gian núi rừng rộng lớn, hoang vu của Đèo Ngang.

c. Đảo cú pháp: lao xao chợ cá/ dắng dỏi cầm ve

Tác dụng: làm nổi bật sự tấp nập của con người bằng hoạt động của chợ cá cùng với âm thanh rộn rã của tiếng ve gợi lên khung cảnh của một cuộc sống thanh bình, ấm no và hạnh phúc.

d. Đảo ngữ: lặn lội, eo xèo

Tác dụng: nhấn mạnh sự vất vả, khó khăn và sự lam lũ vì con vì chồng của bà Tú – hình ảnh một người phụ nữ tần tảo, hiền lành hết lòng vì gia đình.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Tự tình (bài 2)

Câu cá mùa thu

Thực hành tiếng Việt trang 51

Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề

Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề

Tự đánh giá: Thuật hoài (Tỏ lòng) - Phạm Ngũ Lão

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả