Tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp và nhà nước đế chế ở La Mã có điểm gì khác nhau

Câu 2 trang 50 SGK Lịch sử 6 - KNTT: Tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp và nhà nước đế chế ở La Mã có điểm gì khác nhau?

Trả lời

 

Các nhà nước thành bang ở Hy Lạp

Đế chế ở La Mã

Đặc điểm

hình thành

- Hình thành nhiều nhà nước nhỏ (được gọi là nhà nước thành bang hoặc thị quốc).

+ Mỗi thành bang lấy một thành thị làm trung tâm, xung quanh là vùng đất trồng trọt.

+ Mỗi thành bang là một nhà nước hoàn chỉnh: có đường biên giới lãnh thổ; có chính quyền; quân đội, luật pháp; hệ thống kinh tế, đo lường, tiền tệ và những vị thần bảo hộ riêng.

+ Không xuất hiện nhu cầu hợp nhất các thành bang thành một đất nước thống nhất.

- Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước La Mã gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược, cướp bóc và nô dịch các dân tộc khác.

- La Mã là một nhà nước thống nhất, rộng lớn.

Chế độ

chính trị

- Chế độ dân chủ (với nhiều mô hình thể chế khác nhau giữa các thành bang: cộng hòa quý tộc; dân chủ chủ nô…)

- Đế chế.

Tổ chức

nhà nước

- Không có vua đứng đầu nhà nước.

- Mọi công dân (trên 18 tuổi) có được thảo luận và biểu quyết tất cả những vấn đề hệ trọng của đất nước.

- Có hoàng đế đứng đầu.

- Đại hội nhân dân chỉ tồn tại trên danh nghĩa.

Xem thêm lời giải bài tập SGK Lịch sử lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 8: Ấn Độ cổ đại

Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại

Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Bài 12: Sự hình thành và phát triển các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thế kỉ X)

Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả