Tìm hiểu máy quét ảnh theo các gợi ý sau: Máy quét là thiết bị ra hay vào? Mô tả chức năng
805
13/06/2023
Vận dụng 1 trang 31 Tin học 11: Tìm hiểu máy quét ảnh theo các gợi ý sau: Máy quét là thiết bị ra hay vào? Mô tả chức năng. Những công nghệ khác nhau để chế tạo máy quét nếu có. Các thông số của máy quét ảnh là gì?
Trả lời
Máy quét là thiết bị vào của máy tính.
Chức năng: Quét thông tin rồi chuyển tải dữ liệu cho máy tính
Công nghệ khác:
Quét 3D là công nghệ được sử dụng để chụp hình dạng của một đối tượng bằng máy quét 3D. Kết quả là một file 3D của đối tượng có thể được lưu, chỉnh sửa và thậm chí là in 3D. Nhiều công nghệ quét 3D khác nhau dùng để scan cơ khí, kiến trúc, đồ gỗ, chân dung người…. Mỗi công nghệ quét 3D đều có những hạn chế, ưu điểm và giá cả khác nhau.
Thông số máy quét ảnh:
Đa số các máy quét thông thường sử dụng cảm biến CCD (Charge Coupled Device). Các đơn vị này sử dụng một ống kính quang học, thường giống như một ống kính máy ảnh tốt, và một hệ thống gương, tập trung hình ảnh vào các tế bào CCD. CCD là một thiết bị tương tự (Analog), nó cần một bộ phận chuyển đổi A/D (Analog/Digital). Tất cả điều này làm tăng thêm chi phí đáng kể và kích thước, nhưng đa số các máy quét phẳng đều sử dụng bộ cảm biến CCD cho chất lượng hình ảnh tốt nhất (ít nhiễu, dải chuyển màu tốt, và tính đồng nhất của màu sắc).
Các máy quét nhỏ gọn và siêu mỏng hiện nay sử dụng một chip CIS khác. Các đơn vị CIS này nhỏ và rẻ tiền, không có hệ thống quang học (không có ống kính, gương, đèn, và bộ phận chuyển đổi A/D). CIS thường có nguồn ánh sáng LED tích hợp bên trong bộ cảm biến. Các cảm biến CIS có kích thước lớn hơn chiều rộng của bề mặt quét, nó chỉ hoạt động ở khoảng cách rất gần (tiếp xúc) với bề mặt quét. Điều này có nghĩa là bất cứ gì không chạm vào kính sẽ không được sắc nét, làm cho CIS không phù hợp với chức năng quét các đối tượng 3D. Các máy quét sử dụng CIS cũng được ưa chuộng vì có giá thành rẻ, ít tiêu hao năng lượng (sử dụng nguồn điện thông qua cổng USB) và có kích thước nhỏ gọn.
Xem thêm lời giải bài tập SGK Tin học 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 3: Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên Internet