Thực hành viết theo các bước
1. Trước khi viết
a. Lựa chọn vấn đề
Lựa chọn vấn đề thực sự có ý nghĩa. Ví dụ:
- Vấn đề chấn chỉnh hoạt động của thư viện trường nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đọc sách, tìm hiểu, nghiên cứu của học sinh.
- Vấn đề xây dựng "góc sáng tạo” trong lớp - nơi học sinh có thể triển lãm những sản phẩm học tập có chất lượng của mình
- Vấn đề tổ chức hoạt động trải nghiệm sao cho hiệu quả.
- Vấn đề ngăn chặn các sự cố về an ninh xảy ra trong trường học.
- Vấn đề nâng cấp nhà vệ sinh để đảm bảo các yêu cầu về y tế, môi trường. - Vấn đề thiết lập trật tự giao thông ở không gian trước cổng trường học
b. Tìm ý
Ý cần có cho bài viết có thể được hình thành trên cơ sở trả lời một số câu hỏi chính thuộc 3 nhóm như sau:
- Bối cảnh viết kiến nghị: Em viết kiến nghị trong hoàn cảnh cụ thể nào? Điều gì đã thúc đẩy em viết?
- Vấn đề được kiến nghị: Thực chất của vấn đề kiến nghị là gi? Vấn đề này có những biểu hiện cụ thể như thế nào? Đâu là những điều cần khắc phục? Vì sao cần quan tâm giải quyết vấn đề được nêu lên?
- Giải pháp giải quyết vấn đề: Các cấp có thẩm quyền cần phải làm gì? Việc nào nên. làm ngay, việc nào có thể được thực hiện theo kế hoạch dài hạn? Cá nhân người kiến nghị và từng thành viên của cộng đồng có thể góp phần giải quyết vấn đề như thế nào?
c. Lập dàn ý
- Phần mở đầu: Nêu rõ tư cách người kiến nghị (cá nhân hay tập thể), góc độ kiến nghị (người chịu tác động trực tiếp của vấn đề kiến nghị hay chỉ là người quan sát khách quan); nêu vấn đề kiến nghị.
- Phần nội dung:
+ Trình bày các biểu hiện cụ thể của vấn đề kiến nghị
+ Nêu tác động của vấn đề kiến nghị lên đời sống của từng cá nhân hay tập thể, cộng đồng.
+ Gợi ý một số giải pháp cụ thể nhằm giải quyết vấn đề được nêu lên (nếu có).
+ Triển khai các kiến nghị theo tầng bậc hợp lí (Ví dụ: đối với các cấp lãnh đạo và các tổ chức; đối với từng cá nhân trong cộng đồng;...).
- Phần kết thúc. Bày tỏ mong muốn những kiến nghị đã nêu sẽ được thực hiện.
2. Viết bài
- Nếu nội dung kiến nghị là những vấn đề cụ thể của đời sống, liên quan đến những cá nhân, tổ chức mà người viết có giao tiếp gần gũi, thưởng xuyên, văn bản kiến nghị có thể được viết theo hình thức của một lá đơn (như bài viết tham khảo). Với hình thức này, phần đầu văn bản cần có quốc hiệu, tiêu ngữ và đề rõ địa điểm, ngày, tháng, năm viết kiến nghịTiếp đóphải để rõ đối tượng nhận kiến nghị. Trước phần nội dung kiến nghị, người viết cần ghi cụ thể danh tính, cương vị của người làm đơn. Cuối văn bản là câu bày tỏ mong muốn kiến nghị được quan tâmgiải quyết; sau đó người viết kí tên (với tư cách cá nhân hay tư cách đại diện).
- Nếu vấn đề kiến nghị có tầm bao quát hơn, gắn với việc đánh thức dư luận hoặc định hướng dư luận, văn bản kiến nghị có thể được triển khai theo hình thức của một văn bản nghị luận, không nhất thiết phải đế quốc hiệu, tiêu ngữ và ghi danh tính cụ thể của người kiến nghị.
- Các kiến nghị có thể được viết theo kiểu gạch đầu dòng, câu văn đảm bảo tính khách quantên các đối tượng mà kiến nghị hướng tới phải được ghi chính xác.
- Kèm theo bản kiến nghị, người viết có thể đính bộ 6 sơ cung cấp đầy đủ thông tin về vấn đề kiến nghị
Bài viết tham khảo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày…, tháng…, năm…
KIẾN NGHỊ
Về việc tổ chức đi xem phim cho tập thể lớp 10A
Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp …, Trường ……
Tập thể lớp 10A chúng em xin trình bày với cô giáo một việc như sau: Hiện nay tại các rạp chiếu phim có chiếu một bộ phim rất hay liên quan đến tác phẩm văn học, tập thể lớp 10A rất mong có thể cùng nhau đi xem bộ phim này để trao đổi học hỏi những kiến thức bổ ích.
Em thay mặt tập thể lớp viết một văn bản đề nghị cô giáo (thầy giáo) chủ nhiệm và nhà trường tổ chức cho các bạn đi xem phim.
Chúng em kính mong cô xem xét và đồng ý cho cả lớp đi xem phim để hiểu thêm về tác phẩm đang học.
Thay mặt cả lớp
Lớp trưởng
(đã ký)
3. Chỉnh sửa bài viết