Theo bài đọc, có thể hiểu cơ cấu dân số vàng là A. cứ hai người trong độ tuổi lao động thì có một người trong độ tuổi phụ thuộc.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111

Dưới góc độ kinh tế, dân số thường được chia thành hai nhóm: Nhóm “trong độ tuổi lao động” (từ 15 đến 64 tuổi) và nhóm “dân số phụ thuộc” (bao gồm trẻ em dưới 15 tuổi và những người già 65 tuổi trở lên). Mức sinh giảm mạnh cho nên so với năm 1979, tỷ lệ trẻ em trong tổng số dân đã giảm gần một nửa, từ 43% nay còn khoảng 24%. Điều này làm cho tương quan giữa hai nhóm dân số nói trên thay đổi căn bản. Nếu năm 1979, cứ 100 lao động có tới 90 người “phụ thuộc” thì đến năm 2006 giảm xuống 50, năm 2012 chỉ còn 44, tức là chỉ còn non một nửa!

Khi tương ứng với 100 lao động chỉ có 50 “phụ thuộc” hoặc ít hơn, người ta nói một cách hình ảnh rằng, đây là “cơ cấu dân số vàng”. Cơ cấu này quý, vì lao động nhiều, phụ thuộc ít, tạo ra cơ hội phát triển kinh tế. Cơ cấu này hiếm, vì nó chỉ xuất hiện một lần và kéo dài trong khoảng 30 - 40 năm trong lịch sử phát triển của mỗi quốc gia. Do đó, nó đúng là quý và hiếm như “vàng”

Như vậy, Việt Nam đã bước vào giai đoạn có cơ cấu “dân số vàng” và dự báo thời kỳ này sẽ kết thúc vào khoảng gần giữa thế kỷ XXI, khi chỉ riêng người cao tuổi đã chiếm khoảng 30% tức là dân số “siêu già” (như Nhật Bản và nhiều nước châu u hiện nay). Dân số “vàng” tác động đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống mỗi gia đình cũng như sự phát triển đất nước, trên tất cả các bình diện: kinh tế, xã hội và môi trường.

(Nguồn: Chi cục Dân số Hồ Chí Minh, Cầm vàng đừng để vàng rơi)

Theo bài đọc, có thể hiểu cơ cấu dân số vàng là

A. cứ hai người trong độ tuổi lao động thì có một người trong độ tuổi phụ thuộc.

B. cứ ba người trong độ tuổi lao động thì có một người trong độ tuổi phụ thuộc.

C. cứ một người trong độ tuổi lao động thì có hai người trong độ tuổi phụ thuộc.

D. cứ một người trong độ tuổi lao động thì có ba người trong độ tuổi phụ thuộc.

Trả lời

Trong bài đọc có đoạn: “Khi tương ứng với 100 lao động chỉ có 50 “phụ thuộc” hoặc ít hơn, người ta nói một cách hình ảnh rằng, đây là cơ cấu dân số vàng”. Vậy, cơ cấu dân số vàng là cơ cấu dân số mà cứ hai người trong độ tuổi lao động thì có một người trong độ tuổi phụ thuộc.

Chọn A

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả