Thể thơ của bài Chiều sông Thương có giống với bài Tiếng ve không? Nêu nhận xét của em về cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ

Câu 1 trang 12 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Thể thơ của bài Chiều sông Thương có giống với bài Tiếng ve không? Nêu nhận xét của em về cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ.

Trả lời

Thể thơ của bài Chiều sông Thương không giống với bài Tiếng ve. Bài thơ Tiếng ve thuộc thể bốn chữ, bài thơ Chiều sông Thương thuộc thể năm chữ.

Nhận xét về cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ:

- Cách gieo vần: vần của bài thơ được gieo khá linh hoạt: ngõ - họ, hái - nói, lên - Yên, Hạ - quả, nổi - mới, sang - màng, cau - nâu, bưởi - đợi,... Các âm a và â trong au / âu (cau/ nâu), ươ và ơ trong ươi / ơi (bưởi / đợi) gần nhau nên có thể coi các tiếng mà chúng cấu tạo bắt vần với nhau.

- Ngắt nhịp: Đi suốt / cả ngày thu

vẫn chưa về/ tới ngõ

dùng dằng /hoa Quan họ

nở tím /bên sông Thương

 

nước / vẫn nước / đôi dòng

chiều / vẫn chiều / lưỡi hái

những gì / sông muốn nói

cánh buồm / đang hát lên

Nhịp thơ linh hoạt, chủ yếu ngắt nhịp 2/3, 3/2, tuy nhiên cũng có dòng đặc biệt ngắt nhịp 1/2/2: nước / vẫn nước / đôi dòng, chiều / vẫn chiều / lưỡi hái thể hiện cảm xúc của tác giả trước dòng sông quê thân thương, gần gũi, không có gì thay đổi sau rất nhiều năm cách xa. Quê hương là vậy, luôn ân tình, ân nghĩa, thuỷ chung như nhất.

Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn 7 Kết nối tri thức khác:

Bài 1: Bầu trời tuổi thơ

Bài 2: Khúc nhạc tâm hồn

Bài 3: Cội nguồn yêu thương

Đọc mở rộng trang 34 tập 1

Bài 4: Giai điệu đất nước

Bài 5: Màu sắc trăm miền

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả