Thành phần dân tộc theo dân số và phân chia tộc người theo ngữ hệ được thể hiện như thế nào
Luyện tập 1 trang 120 Lịch Sử 10: Thành phần dân tộc theo dân số và phân chia tộc người theo ngữ hệ được thể hiện như thế nào?
Luyện tập 1 trang 120 Lịch Sử 10: Thành phần dân tộc theo dân số và phân chia tộc người theo ngữ hệ được thể hiện như thế nào?
- Thành phần dân tộc theo dân số:
+ Trong cơ cấu dân số Việt Nam hiện nay, dân tộc Kinh có dân số lớn nhất, chiếm khoảng 85.3% tổng số dân
+ 53 dân tộc còn lại chỉ chiếm khoảng 14.7% dân số.
- Phân chia tộc người theo ngữ hệ: Các dân tộc ở Việt Nam được xếp vào 8 nhóm ngôn ngữ tộc người, thuộc 5 ngữ hệ khác nhau:
- Ngữ hệ Nam Á, gồm:
+ Nhóm ngôn ngữ Việt – Mường: người Kinh, người Thổ, người Chứt
+ Nhóm ngôn ngữ Môn – Khơme: người Khơ-me, Ba-na, Xơ-đăng, Hrê, Cơho, Mnông, Xtiêng, Khơ-mú; Bru-Vân Kiều, Cơ tu, Giẻ Triêng, Tà Ôi, Mạ, Chơ-ro, Xinh-mun…
- Ngữ hệ Mông – Dao, gồm nhóm ngôn ngữ Hmông, Dao: Hmông, Dao, Pà Thẻn.
- Ngữ hệ Thái – Kađai, gồm:
+ Nhóm ngôn ngữ Tày – Thái: Tày, Thái, Nùng, Sán Chay, Dáy, Lào, Lự, Bố Ý
+ Nhóm ngôn ngữ Kađai: La Chi, La Ha, Cờ Lao, Pu-péo
- Ngữ hệ Nam Đảo gồm nhóm ngôn ngữ Mã Lai – Đa đảo: Gia-rai, Ê-đê, Chăm, Ra-giai, Chu-ru…
- Ngữ hệ Hán – Tạng, gồm:
+ Nhóm ngôn ngữ Hán: Hoa, Sán Dìu, Ngái
+ Nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến: Hà Nhì, Phù Lá, La Hủ, Lô Lô, Cống, Si La…
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 12: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc
Bài 13: Văn minh Chăm-pa, Văn minh Phù Nam
Bài 14: Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt
Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt