Tại sao lại mở nắp đĩa petri và để trong không khí 5, 10 và 15 phút? So sánh kết quả ở các lô khác nhau
291
13/04/2023
Báo cáo thực hành trang 106 Sinh học 10:
- Tại sao lại mở nắp đĩa petri và để trong không khí 5, 10 và 15 phút? So sánh kết quả ở các lô khác nhau.
- Tại sao lại phải dùng băng dính quấn chặt miệng đĩa petri?
- Em hãy tìm hiểu thông tin và nêu cách nhận biết khuẩn lạc vi khuẩn, nấm mốc và nấm men. Đồng thời, hãy đánh dấu từng loại khuẩn lạc đó (nếu có) trong mẫu phân lập.
Trả lời
- Mở nắp đĩa petri và để trong không khí 5, 10 và 15 phút nhằm so sánh số lượng khuẩn lạc trong mỗi lô ở các khoảng thời gian tiếp xúc với không khí khác nhau. Kết quả cho thấy thời gian mở nắp 15 phút sẽ có số lượng khuẩn lạc nhiều nhất.
- Dùng băng dính quấn chặt miệng đĩa petri nhằm không để các vi sinh vật trong không khí có thể tiếp tục lọt vào trong môi trường sau thời gian mở nắp, tránh làm ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.
- Dựa vào màu sắc, hình dạng khuẩn lạc để nhận biết các loại khuẩn lạc vi khuẩn, nấm men, nấm mốc:
+ Khuẩn lạc vi khuẩn thường nhầy nhớt, bề mặt thường dẹt và có nhiều màu sắc (trắng sữa, vàng, đỏ, hồng, cam,…), một số khuẩn lạc đặc biệt có dạng bột mịn.
+ Khuẩn lạc nấm men thường khô, tròn đều và lồi ở tâm, khuẩn lạc thường có màu trắng sữa.
+ Khuẩn lạc nấm mốc thường lan rộng do tế bào nấm mốc phát triển tạo thành dạng sợi dài, xốp, khuẩn lạc có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, vàng, đen, xanh,…