Tại một cơ quan hành chính Nhà nước có bà H làm giám đốc; chị G là kế toán; anh M là công chức phòng tài vụ. Bị anh M phát hiện bà H lấy tiền của cơ quan để sử dụng vào mục đích riêng nên bà

Tại một cơ quan hành chính Nhà nước có bà H làm giám đốc; chị G là kế toán; anh M là công chức phòng tài vụ. Bị anh M phát hiện bà H lấy tiền của cơ quan để sử dụng vào mục đích riêng nên bà đã chỉ đạo chị G tạo bằng chứng vu khống anh M mắc lỗi nghiêm trọng. Sau đó, bà H căn cứ vào đó ra quyết định kỉ luật buộc thôi việc đối với anh M. Đúng thời điểm này, anh T em trai của anh M làm đội trưởng đội quản lý thị trường phát hiện, con gái bà H là chị S có cửa hàng thuốc tân dược trên địa bàn mình quản lý, nên anh T đã đe dọa chị S. Bức xúc vì đã đưa đủ số tiền 20 triệu đồng theo yêu cầu của anh T nhưng chị S vẫn bị anh T lập biên bản và ra quyết định xử phạt không đúng với lỗi vi phạm trong hoạt động kinh doanh, chị S đã thuê anh X đánh anh T trọng thương. Hành vi chủ thể nào sau đây có thể vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?

A. Anh T, anh M và chị S.       
B. Chị S, anh T và chị G.
C. Bà H và anh T.              
D. Bà H và chị G.

Trả lời

- Trong tình huống này, vận dụng nội dung quyền khiếu nại, quyền tố cáo thuộc bài 7 (Công dân với các quyền dân chủ) thì bà H và anh T có thể vừa vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo vì:

+ Bị anh M phát hiện bà H lấy tiền của cơ quan để sử dụng vào mục đích riêng. Tức bà H có thể bị tố cáo. Đồng thời bà H đã chỉ đạo chị G tạo bằng chứng vu khống anh M mắc lỗi nghiêm trọng. Sau đó, bà H căn cứ vào đó ra quyết định kỉ luật buộc thôi việc đối với anh M. Tức bà H có thể bị khiếu nại.

+ Anh T đã đe dọa chị S để chi S đưa tiền hối lộ. Tức anh T có thể bị tố cáo. Đông thời anh T có thể bị khiếu nại vì chị S bị anh T lập biên bản và ra quyết định xử phạt không đúng với lỗi vi phạm trong hoạt động kinh doanh.

=> Chọn đáp C

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả