Quan sát hình 4.1, hãy: a) Cho biết tên của di tích theo gợi ý: liên quan đến Đào Duy Từ
170
06/11/2023
Câu 5 trang 12 SBT Lịch Sử 8: Quan sát hình 4.1, hãy:
a) Cho biết tên của di tích theo gợi ý: liên quan đến Đào Duy Từ, là công trình phòng thủ vững chắc của chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
b) Nêu hiểu biết của em về di tích lịch sử này.
Trả lời
♦ Yêu cầu a) Tên di tích: Lũy Thầy
♦ Yêu cầu b) Một số thông tin tư liệu về Lũy Thầy
- Để chống lại các cuộc tấn công của họ Trịnh, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã lệnh cho Đào Duy Từ thi công hệ thống phòng thủ, gọi là Lũy Thầy.
- Lũy Thầy được Đào Duy Từ khởi công đắp vào năm Tân Hợi (1631), ở Đồng Hới, Quảng Bình và hoàn thành sau 3 năm. Lũy Thầy có tổng chiều dài khoảng 34 km (trải dài từ núi Đầu Mâu đến cửa sông Nhật Lệ đổ ra biển); chiều cao thành lũy khoảng 12 m (có nơi cao từ 3 - 6 m, tùy theo địa hình và dụng ý sử dụng). Mặt lũy khá rộng, có thể đi lại được.
- Mặc dù Lũy Thầy được đắp bằng đất, nhưng là một công trình phòng thủ khá bề thế, kết hợp với con hào tự nhiên là con sông Gianh, vì thế nơi đây trở thành một phòng tuyến quân sự lợi hại. Ngay từ thời các chúa Nguyễn đã có câu ca về thành cao, hào sâu này: “Khôn ngoan qua được Thanh Hà/ Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy”.
- Lũy Thầy là một hệ thống chiến lũy liên hoàn đắp bằng đất và được chia thành những lũy nhỏ có thể kể ra như: Lũy Trường Dục; lũy Đầu Mâu; lũy Trấn Ninh,…
- Hiện nay, trên đất Quảng Bình, luỹ Đào Duy Từ không còn nguyên vẹn như dáng vẻ ngày xưa, thậm chí có nhiều đoạn đã bị mất hoàn toàn do thời gian bào mòn và chiến tranh tàn phá. Tuy nhiên dấu ấn uy lực và vang dội của Lũy Thầy trong quá khứ vẫn còn: cổng Hạ (Quảng Bình Quan), cổng Thượng (Võ Thắng Quan),…
Xem thêm các bài giải Sách bài tập Lịch sử 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 2: Cách mạng công nghiệp
Bài 3: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn
Bài 5: Quá trình khai phá của Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII
Bài 6: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
Bài 7: Phong trào Tây Sơn thế kỉ XVIII