Quan sát Hình 1.4 em hãy mô tả các phương pháp trồng cây và đánh giá ưu, nhược điểm

Khám phá trang 8 Công nghệ 10: Quan sát Hình 1.4 em hãy mô tả các phương pháp trồng cây và đánh giá ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp này.

Quan sát Hình 1.4 em hãy mô tả các phương pháp trồng cây và đánh giá ưu nhược điểm của mỗi phương pháp này

Trả lời

Hình

Phương pháp

Mô tả

Ưu điểm

Nhược điểm

a

Phương pháp địa canh

Là kĩ thuật trồng cây cần đất. Cây hút chất dinh dưỡng từ đất, phân bón.

Chi phí thấp, dễ làm

- Tốn công sức, cây trồng cần được theo dõi, chăm sóc thường xuyên.

- Tốn nước tưới.

- Phụ thuộc vào phân bón, vào môi trường.

b

Phương pháp thủy canh

Là kĩ thuật trồng cây không dùng đất, cây được trồng vào hệ thống chứa dung dịch dinh dưỡng (dung dịch thủy canh). Tùy theo từng hệ thống mà toàn bộ hoặc một phần rễ cây được ngâm trong dung dịch dinh dưỡng.

- Các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng đều được kiểm soát ở nồng độ thích hợp cho từng loại cây trồng cụ thể.

- Kĩ thuật này không dùng đất nên có thể triển khai tại gia đình, ở những vùng đất khô cằn hay hải đảo xa xôi...

- Cho năng suất cao, rút ngắn thời gian trồng trọt.

- Hạn chế tối đa việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học, do đó sản phẩm đảm bảo an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Chỉ có hiệu quả cao với các loại rau, quả ngắn ngày, khó áp dụng với cây lương thực và cây ăn quả.

- Vốn đầu tư cao đối với các mô hình lớn, đòi hỏi trình độ chuyên môn kĩ thuật cao để sản xuất có hiệu quả; điều này gây cản trở cho việc mở rộng phương pháp thủy canh đại trà.

c

Phương pháp khí canh

Là kĩ thuật trồng cây trong môi trường kín hoặc bán kín, không sử dụng đất. Đặc điểm của phương háp này là bộ rễ cây lơ lửng trong không khí, dinh dưỡng được cung cấp thông qua hệ thống bơm dung dịch dinh dưỡng với áp suất cao tạo nên các hạt sương bám vào bộ rễ.

- Giúp tiết kiệm tối đa lượng nước cung cấp để trồng trọt, hơn cả phương pháp thủy canh.

- Cây sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suấ cao hơn nhiều so với kĩ thuật trồng cây truyền thống.

- Chủ động được nguồn dinh dưỡng, không ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường, tạo ra nguồn sản phẩm trồng trọt sạch, an toàn cho người sử dụng.

- Tạo môi trường sạch bệnh, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại.

- Đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu cao.

- Chi phí vận hành, sửa chữa khá lớn.

- Điện năng yêu cầu sử dụng cho hệ thống là bắt buộc và khá nhiều.

Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 28: Thực hành: Sử dụng rơm, dạ để trồng nấm rơm

Ôn tập chương 8 trang 142

Bài 1: Công nghệ và đời sống

Bài 2: Hệ thống kĩ thuật

Bài 3: Công nghệ phổ biến

Bài 4: Một số công nghệ mới

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả