Trả lời:
* Những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật văn học trung đại Việt Nam:
- Tính quy phạm:
+ Về tư duy nghệ thuật, thường nghĩ theo kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn của người đi trước
+ Về quan điểm văn học, coi trọng mục đích giáo huấn “thi dĩ ngôn chỉ” ,“văn đĩ tải đạo"
+ Về thể loại, có những quy định chặt chẽ về chức năng, kết cấu, lời văn
+ Về ngữ liệu, hay sử dụng những điển cố, thi văn liệu của người đi trước
+ Về bút pháp, thiên về ước lệ, tượng trưng.
- Hướng về cái cao cả, trang nhã:
+ Các nhà văn trung đại thường hướng về cái đẹp trong quá khứ, cái đẹp trong thiên nhiên, hướng tới những đề tài, chủ đề cao cả, lớn lao: tấm lòng trung quân ái quốc, phẩm chất của kẻ sĩ quân tử,...
+ Hình tượng nghệ thuật hay hướng tới sự kì vĩ, vẻ trang nhã, mĩ lệ
+ Ngôn ngữ thường trau chuốt, hoa mĩ, khi nói về cái cao cả, lớn lao, tao nhã hay dùng chữ Hán, nói về cái đời thường, bình dị hay dùng chữ Nôm.
- Hướng tới sự hài hoà, cân xứng: xuất hiện những cấu trúc song hành (lời văn biển ngẫu), cấu trúc cân xứng (nghệ thuật tứ bình như long, li, quy, phượng, tùng, cúc, trúc, mai; xuân, hạ, thu, đông;...; nghệ thuật đối trong thơ Đường luật,...).
- Hướng về cái chung: Đề cao trách nhiệm đối với cộng đồng, cái riêng thường nhập vào cái chung, không đề cao cá tính, ít xuất hiện phong cách tác giả,..Những tác giả tài năng, có cá tính thì trong sáng tác, bên cạnh phong cách chung của thời đại có những sáng tạo mang phong cách riêng.
* Những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật văn học trung đại Việt Nam:
- Tính quy phạm:
+ Về tư duy nghệ thuật, thường nghĩ theo kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn của người đi trước
+ Về quan điểm văn học, coi trọng mục đích giáo huấn “thi dĩ ngôn chỉ” ,“văn đĩ tải đạo"
+ Về thể loại, có những quy định chặt chẽ về chức năng, kết cấu, lời văn
+ Về ngữ liệu, hay sử dụng những điển cố, thi văn liệu của người đi trước
+ Về bút pháp, thiên về ước lệ, tượng trưng.
- Hướng về cái cao cả, trang nhã:
+ Các nhà văn trung đại thường hướng về cái đẹp trong quá khứ, cái đẹp trong thiên nhiên, hướng tới những đề tài, chủ đề cao cả, lớn lao: tấm lòng trung quân ái quốc, phẩm chất của kẻ sĩ quân tử,...
+ Hình tượng nghệ thuật hay hướng tới sự kì vĩ, vẻ trang nhã, mĩ lệ
+ Ngôn ngữ thường trau chuốt, hoa mĩ, khi nói về cái cao cả, lớn lao, tao nhã hay dùng chữ Hán, nói về cái đời thường, bình dị hay dùng chữ Nôm.
- Hướng tới sự hài hoà, cân xứng: xuất hiện những cấu trúc song hành (lời văn biển ngẫu), cấu trúc cân xứng (nghệ thuật tứ bình như long, li, quy, phượng, tùng, cúc, trúc, mai; xuân, hạ, thu, đông;...; nghệ thuật đối trong thơ Đường luật,...).
- Hướng về cái chung: Đề cao trách nhiệm đối với cộng đồng, cái riêng thường nhập vào cái chung, không đề cao cá tính, ít xuất hiện phong cách tác giả,..Những tác giả tài năng, có cá tính thì trong sáng tác, bên cạnh phong cách chung của thời đại có những sáng tạo mang phong cách riêng.