Trả lời:
- Khái niệm : Nghịch ngữ là biện pháp tu từ, theo đó, người nói (người viết) sử dụng trong cùng một câu hoặc một đoạn văn những từ ngữ hoặc câu có nghĩa trái ngược nhau nhằm tạo ra cách nói nghịch lí, bất ngờ để thể hiện được đúng nhận xét về đối tượng được nói đến.
- Những cách tạo nghịch ngữ thường gặp là:
+ Sử dụng từ trái nghĩa, tạo ra những kết hợp từ bất thường, ví dụ: cái chết bất tử, sự cay đắng ngọt ngào, niềm vinh quang cay đắng, sự im lặng hùng hồn....
+ Sử dụng các từ ngữ hoặc câu, vế câu phản ánh những đặc điểm trái ngược nhau của cùng một đối tượng hoặc các đối tượng khác nhau, ví dụ: Khúc sông bên lở bên bồi / Bên lở thì đục, bên bồi thì trong (ca dao),...
- Nghịch ngữ gây ấn tượng mạnh về cái khác lạ, độc đáo; mang lại nhận thức đa chiều, sâu sắc, mới mẻ hơn.
- Tác dụng : Nghịch ngữ có tác dụng gây cười, tạo sắc thái châm biếm nhẹ nhàng hoặc đả kích mạnh mẽ.
- Khái niệm : Nghịch ngữ là biện pháp tu từ, theo đó, người nói (người viết) sử dụng trong cùng một câu hoặc một đoạn văn những từ ngữ hoặc câu có nghĩa trái ngược nhau nhằm tạo ra cách nói nghịch lí, bất ngờ để thể hiện được đúng nhận xét về đối tượng được nói đến.
- Những cách tạo nghịch ngữ thường gặp là:
+ Sử dụng từ trái nghĩa, tạo ra những kết hợp từ bất thường, ví dụ: cái chết bất tử, sự cay đắng ngọt ngào, niềm vinh quang cay đắng, sự im lặng hùng hồn....
+ Sử dụng các từ ngữ hoặc câu, vế câu phản ánh những đặc điểm trái ngược nhau của cùng một đối tượng hoặc các đối tượng khác nhau, ví dụ: Khúc sông bên lở bên bồi / Bên lở thì đục, bên bồi thì trong (ca dao),...
- Nghịch ngữ gây ấn tượng mạnh về cái khác lạ, độc đáo; mang lại nhận thức đa chiều, sâu sắc, mới mẻ hơn.
- Tác dụng : Nghịch ngữ có tác dụng gây cười, tạo sắc thái châm biếm nhẹ nhàng hoặc đả kích mạnh mẽ.