Phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản
Câu 3 trang 16 Ngữ văn 11 Tập 1: Phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản.
Câu 3 trang 16 Ngữ văn 11 Tập 1: Phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản.
Trong cái nhìn của hội họa, dòng sông hiện ra đẹp thơ mộng như một bức tranh lụa huyền ảo với những đường nét uốn lượn mềm mại và duyên dáng, những màu sắc hài hòa và bình dị. Trước tiên bức tranh sông Hương hiện ra trong một nét thẳng thực yên tâm khi vào đến thành Huế, cách miêu tả đặc sắc gợi cảm giác thanh thản, bình yên của một dòng sông đã tìm thấy chính mình, tìm thấy tình yêu của mình khi về tới thành phố hình như chỉ dành riêng cho nó, tồn tại vì nó, một thành phố luôn đợi chờ hành trình không mấy dễ dàng của dòng sông thân yêu trở về từ miền thăm thẳm xa xôi của những cánh rừng đại ngàn. Nghệ thuật nhân hóa khiến dòng sông trở nên gần gũi vô cùng với mảnh đất cố đô và con người xứ Huế.Sau cảm giác bình yên giữa lòng thành phố, dòng sông bắt đầu thể hiện sự duyên dáng quen thuộc của mình trong những nét uốn lượn tình tứ: sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến và trong một liên tưởng độc đáo, lãng mạn của nhà văn, đường cong ấy làm dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng…“vâng”… không nói ra của tình yêu.Qua phép so sánh thật ngọt ngào, dòng sông đã thực sự trở thành người tình dịu dàng, e ấp mà vẫn thật lãng mạn, đắm say của Huế. Bức họa dòng sông tiếp tục hiện ra trong những nét chấm phá về những vườn cau Vĩ Dạ với nắng hàng cau trong trẻo tinh khôi, với lá trúc che ngang e ấp, dịu dàng, với màn sương khói huyền ảo gợi nhớ thi sĩ họ Hàn tài hoa mà bất hạnh…Với niềm hoài cổ của một nhà văn hóa, Hoàng Phủ Ngọc Tường hướng cái nhìn trầm tư và thơ mộng tới những cây đa, cây cừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít, tới ánh lửa thuyền chài lập lòe trong đêm sương – những hình ảnh khiến dòng sông vừa gần gũi với cuộc sống đời thường Đường đẹp thơ mộng và buồn âm u của Trương Kế: giang phong ngư hỏa đối sầu miên (cây phong bên sông cùng ngọn lửa thuyền chài nhìn nhau trong giấc ngủ buồn –Phong kiều dạ bạc). Dòng sông Hương vẫn tiếp tục được vẽ trong hành trình miên man xa dần thành phố, nhưng sau đó đã đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông để gặp lại thành phố lần cuối… Khúc quanh ngập ngừng tình tứ của sông Hương được nhà văn liên tưởng tới nỗi vương vấn… và chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Nhìn dòng sông trong sắc thái nhân hóa ấy, nhà văn đã cho thấy nỗi vương vấn của tình yêu trong chính lòng mình dành cho sông Hương, cũng cho thấy cái nhìn lãng mạn của cái tôi tài hoa, tài tử, tài tình. Bức tranh sông Hương còn được vẽ bởi một bàn tay nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật phối màu. Đó là màu xanh thẳm của chính dòng sông, màu rực rỡ của trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh trong những đêm hội trên sông, sắc màu lung linh phong phú của cảnh vật bến bờ: từ những mảng phản quang nhiều màu sắc của núi đồi sớm xanh, trưa vàng, chiều tím đến những biển bãi xanh biếc của ngoại ô Kim Long, từ màu thanh khiết nõn nà của chiếc cầu trắng in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non đến sặc tối u sầu của vầng cổ thụ, ánh lập lòe xưa cũ của ngọn lửa thuyền chải, rồi lại màu xanh biếc của tre trúc, của cau thôn Vĩ Dạ cùng sắc mơ màng sương khói của Cồn Hến… Sông Hương thực sự là một bức tranh với những nét vẽ huyền ảo, những sắc màu thơ mộng.
Xem thêm lời giải bài tập Ngữ Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Viết văn bản thuyết minh có lồng ghép nột hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận